Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Sinh con không cắt dây rốn: Lợi hay hại?
Thứ tư: 07:36 ngày 24/05/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Theo The Sun (Anh), ngày càng có nhiều bà mẹ lựa chọn phương pháp sinh con không cắt dây rốn (Lotus Birth), tức là giữ nguyên bánh nhau của trẻ cho đến khi cuống rốn tự rụng đi.

 

Một em bé được áp dụng phương pháp không cắt dây rốn.

Theo Huffington Post, Lotus Birth xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1970. Tuy nhiên, mãi đến 1974, khi một bác sĩ áp dụng thành công phương pháp này cho chính cậu con trai của mình thì nó mới bắt đầu phổ biến.

Khi áp dụng phương pháp này, các em bé sẽ không được cắt cuống rốn. Cả dây rốn và bánh nhau đều được để lại và sau đó rụng một cách tự nhiên. Tùy vào từng bé và môi trường, thời gian rụng dây rốn sẽ rơi vào khoảng ngày thứ 3 hoặc hai tuần sau sinh.

Những người ủng hộ phương pháp này cho rằng nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ như giúp trẻ tiếp tục tiếp nhận và hấp thu những dưỡng chất từ bánh nhau cho đến khi chúng khô hoàn toàn, trẻ sẽ có cảm giác an toàn hơn, mối liên kết giữa hai mẹ con cũng được tăng cường đáng kể, hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn…

Ảnh minh họa

Bác sĩ sản khoa Sarah Buckley của Anh cho rằng, phương pháp sinh con không cắt dây rốn sẽ đảm bảo sự gần gũi giữa mẹ với con sau khi sinh và ngăn cản những người khác, bao gồm cả các nhân viên y tế tách mẹ ra khỏi bé.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế cảnh báo về những nguy cơ có thể gặp phải khi áp dụng phương pháp sinh con không cắt dây rốn.

Tiến sĩ Patrick O'Brien, người phát ngôn của trường Đại học Sản và Phụ khoa thuộc Hoàng gia Anh (RCOG), cho biết: "Trước khi lựa chọn phương pháp không cắt dây rốn, các bà mẹ cần tìm hiểu đầy đủ về những nguy cơ tiềm ẩn. Nếu bánh nhau vẫn được giữ lại sau khi sinh, bánh nhau có nguy cơ bị nhiễm trùng và từ đó lây lan sang cơ thể bé”.

Ông nhấn mạnh: "Bánh nhau đặc biệt rất dễ bị nhiễm trùng vì nó chứa máu, và sau khi dây rốn ngừng đập, thì nhau thai không còn có sự lưu thông, cơ bản là đã “chết”…Nếu phụ nữ lựa chọn không cắt dây rốn, RCOG khuyến cáo phải theo dõi kĩ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu trẻ bị nhiễm trùng”.

Ông khẳng định: "Hiện tại chưa có nghiên cứu nào về phương pháp này ở Anh và chưa có bằng chứng y khoa nào cho thấy nó có lợi cho trẻ".

Ông O'Brien cũng chỉ ra rằng phương pháp kẹp và cắt dây rốn muộn từ 3-5 phút sau sinh hoàn toàn khác so với phương pháp không cắt dây rốn.

Ông giải thích: "Cắt dây rốn chậm là nhằm để máu từ nhau thai truyền thêm vào bé. Điều này làm tăng nồng độ hemoglobin và dự trữ sắt cho trẻ sơ sinh. Thiếu sắt trong vài tháng đầu đời có liên quan đến sự chậm phát triển thần kinh của trẻ. RCOG khuyến cáo không nên kẹp sớm dây rốn cho trẻ sơ sinh, trừ khi bắt buộc như mẹ bị mất máu trầm trọng sau sinh hoặc bé cần phải cấp cứu ngay lập tức”.

Bác sĩ phụ khoa Amy Tuter của Anh cũng mô tả phương pháp sinh con không cắt dây rốn là cách thực hành kì lạ, không có lợi ích nào và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là nhiễm trùng nặng.

Bên cạnh những nguy cơ về sức khỏe, việc để lại bánh nhau cũng khiến các bà mẹ khó khăn hơn khi chăm sóc con.

Nguồn Infornet 

Tin cùng chuyên mục