Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Số người thiệt mạng do động đất và sóng thần tại Indonesia đã lên tới 384 người
Chủ nhật: 10:36 ngày 30/09/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Hãng tin Reuter dẫn nguồn từ Cơ quan giảm nhẹ thiên tai quốc gia Indonesia công bố, tính đến hôm nay 29-9 đã có ít nhất 384 người đã thiệt mạng sau trận động đất gây sóng thần trên đảo Sulawesi xảy ra ngày 28-9.

Trong khi đó, các bệnh viện đang phải nỗ lực cứu chữa cho hàng trăm người bị thương khác và lực lượng cứu hộ đang tìm cách tiếp cận những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi trận thiên tai này.

Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia cho biết, ngay sau khi trận động đất, sóng thần xảy ra tại thành phố Palu, đại sứ quán đã khẩn trương tìm hiểu tình hình người Việt Nam tại khu vực bị ảnh hưởng và triển khai các biện pháp hỗ trợ cần thiết. Cho đến nay, chưa có thông tin về người Việt Nam bị thương vong trong trận động đất, sóng thần nói trên.

Nhân viên y tế chăm sóc cho các nạn nhân tại thành phố Palu sáng 29-9

"Khi sóng thân xảy ra hôm qua, vẫn còn rất nhiều người đang chơi trên bãi biển và không chạy kịp", ông Sutoop Purwo Nugroho, người phát ngôn Cơ quan Giảm nhẹ thiên tai Indonesia (BNPB) cho biết trong cuộc họp báo tại Jakarta.

Thêm vào đó, động đất và sóng thần xảy ra trong thời điểm hàng trăm người đang tập trung tại đây chuẩn bị cho lễ hội biển mừng ngày truyền thống của thành phố Palu vào đêm 28-9. 

Palu bị phá hủy sau trận động đất

Palu tan hoang sau trận động đất và sóng thần hôm 28-9

Sáng 29-9, những cơn dư chấn mạnh tiếp tục làm rung chuyển thành phố ven biển Palu, trên đảo Sulawesi sau khi sóng thần cao tới 6m quét qua thị trấn du lịch này.

"Một số người may mắn thoát chết khi leo lên những cây cao 6m để tránh sóng thần", ông Nugroho cho biết.

Những mái tôn nằm chồng chất trên đường phố Palu sau trận động đất. Ảnh: Guardian

Cho tới nay, hầu hết những người thiệt mạng đều được ghi nhận ở thành phố Palu, trên đảo Sulawesi, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sóng thần.

Hiện công tác cứu hộ và cứu nạn người dân khu vực chịu ảnh hưởng của trận động đất và sóng thần ở tỉnh Trung Sulawesi, Indonesia, đang gặp rất nhiều khó khăn.

Nhiều nhà ở Palu bị hư hỏng nặng sau trận động đất và sóng thần


Cũng theo ông Sutoop Purwo Nugroho, hầu hết những người thiệt mạng và bị thương đều do bị đè trong các đống đổ nát hoặc bị các tấm vật liệu, bê tông rơi trúng người.

Ông cũng cho biết trận sóng thần do động đất đã phá hủy nhiều toà nhà và khu vực dân cư ở khu vực bờ biển và hiện chưa thể đánh giá hết thiệt hại.

Nugroho mô tả thiệt hại là “rất lớn” với hàng ngàn ngôi nhà, bệnh viện, trung tâm mua sắm, khách sạn bị sụp đổ và một cây cầu bị cuốn trôi.

Nhiều nhà bị hư hỏng nặng sau trận động đất và sóng thần

Một bệnh viện bị hư hỏng nặng sau trận động đất và sóng thần hôm 28-9. Ảnh: Reuters

Một ngôi nhà bị phá hủy sau trận động đất và sóng thần ngày 28-9. ẢNh: Reuters

Ảnh: Reuters
 

Ảnh: Reuters

 Ngay sau động đất, Cơ quan Khí tượng thủy văn Indonesia (BMKG) đã phát cảnh báo sóng thần nhưng đã dỡ bỏ sau đó 34 phút. Vì vậy, cơ quan này đang hứng chịu chỉ trích nặng nề vì không thông báo sóng thần xảy ra tại Palu vào sáng 29-9 dù các quan chức địa phương đều cho rằng những con sóng lớn đã tới ngay khi cảnh báo sóng thần được đưa ra.

Động đất và sóng thần làm hư hại mạng lưới dẫn điện chính của khu vực nên các hình thức liên lạc cũng ảnh hưởng và gây nhiều khó khăn cho công tác cứu hộ.

Hiện BNPB chưa có bất kỳ thông tin nào từ thị trấn Donggala, cách tâm trấn động đất 27km.

Palu bị phá hủy sau trận động đất

Một trung tâm mua sắm bị phá hủy sau trận động đất hôm 28-9. Ảnh: REUTERS

Một trung tâm mua sắm bị phá hủy sau trận động đất hôm 28-9. Ảnh: REUTERS

Một phụ nữ bên cạnh bức tường gạch đổ nát tại ngôi nhà của mình tại làng Tobadak, miền Trung Mamuju, tỉnh Sulawesi, vào ngày 28-9 sau trận động đất.

Nhiều ngôi nhà bị phá hủy sau trận động đất

Giới chức địa phương cũng cho biết các máy bay chở hàng quân sự đã được huy động để chở nhu yếu phẩm tới tiếp tế cho khu vực bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, sân bay thành phố Palu hiện vẫn đang tạm ngừng hoạt động trong khi trạm kiểm soát không lưu của sân bay cũng bị phá hủy trong thảm họa nên có thể sẽ cản trở những nỗ lực tiếp tế, cứu nạn bằng đường hàng không. Các tuyến giao thông đường bộ dẫn tới Palu từ phía Đông và phía Nam hiện cũng đang bị gián đoạn.

Lực lượng cứu hộ chuẩn bị lên trực thăng đến Palu làm nhiệm vụ cứu hộ. ẢNh: Reuters

Hiện lực lượng cứu hộ, cảnh sát, binh sĩ và tình nguyện viên đang tiếp tục sơ tán người dân và nạn nhân khỏi các khu vực bị ảnh hưởng. Trong khi đó, tại nhiều khu vực đã mất điện hoàn toàn.

Sau các trận động đất và dư chấn gây rung chuyển Palu và Donggala, trong đêm 28-9, hàng nghìn người đã phải rời bỏ nhà cửa để tìm nơi ẩn náu ở những vị trí cao như trên các ngọn đồi. Nhiều người đã ngủ ngay trên đường phố hoặc các khu vực đất trống và chưa có nguồn cung cấp lương thực. Các cửa hàng tạp hóa, thực phẩm, đồ tiêu dùng đều đã hết hàng.

Nhà cửa bị hư hỏng hoàn toàn sau trận động đất

Một nhà thờ Hồi giáo bị hư hỏng nặng sau trận động đất và sóng thần hôm 28-9

Một nhà thờ Hồi giáo bị phá hủy hoàn toàn sau trận động đất và sóng thần hôm 28-9

 Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn quốc gia Indonesia cũng đã khẩn trương dựng các lều tạm nhằm giúp các nạn nhân có nơi tạm trú, tuy nhiên, số lều không đủ cho hàng ngàn cư dân.

Người dân được chăm sóc y tế ngay tại các lều tạm

 Giới chức trách cũng đã đóng cửa sân bay Mutiara Sis Al Jufri ở Palu, Trung Sulawesi, sau những trận động đất mạnh tấn công vào khu vực này. Dự kiến sân bay sẽ đóng cửa 1 ngày để chờ thông báo mới.

Palu - nơi xảy ra trận động đất mạnh 7,5 độ Richter

Theo BNPB, trong chiều 28-9, Trung Sulawesi đã liên tục hứng chịu 2 trận động đất mạnh 6,1 độ richter (lúc 15 giờ) và 7,5 độ Richter (lúc 18 giờ) làm rung chuyển cả khu vực. Các trận động đất này đã gây ra sóng thần làm thiệt hại nhiều nhà cửa, công trình xây dựng trong khu vực. Hàng nghìn người đã phải sơ tán lên vị trí cao hơn.
Trận động đất ở Donggala đã khiến cầu Vatulemo, biểu tượng thành phố Palu, bị hư hại. Nhiều khu vực bị mất điện, sự cố viễn thông khiến cho liên lạc bị cắt đứt. Sân bay Palu buộc phải đóng cửa do điều kiện đường băng bị sự cố.

Indonesia nằm trên "Vành đai lửa" Thái Bình Dương, một trong những khu vực hay xảy ra động đất và núi lửa phun trào nhất trên thế giới.

Mới đây, vào tháng 8-2018, một loạt các trận động đất lớn ở đảo Lombok đã làm khoảng 500 người thiệt mạng, hàng trăm nghìn người phải đi lánh nạn; đồng thời phá hủy hàng chục ngôi làng dọc theo bờ biển phía Bắc của đảo này.

Trước đó, vào năm 2004, một trận động đất mạnh 9,3 độ Richter kéo theo sóng thần ở ngoài khơi đảo Sumatra, Tây Indonesia, đã cướp đi sinh mạng của 220.000 người ở các quốc gia ven bờ Ấn Độ Dương, trong đó có 168.000 người ở Indonesia.

Tại Palu, thủ phủ của tỉnh Trung Sulawesi, bị ảnh hưởng bởi sóng thần vào năm 1927 và năm 1968, theo BNPB.

Nguồn SGGPO

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục