Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Sông Vàm Cỏ thông thoáng nhờ... mưa!
Chủ nhật: 12:58 ngày 16/10/2011

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Dù Công ty Thanh Sơn chưa phải sử dụng các phương tiện cơ giới để vớt lục bình nhưng sông Vàm Cỏ Đông rất thông thoáng nhờ… mưa.

Sở GT-VT vừa tổ chức đợt khảo sát thực trạng lục bình trên sông Vàm Cỏ Đông. Ông Trịnh Văn Lo, Phó Giám đốc Sở GT- VT Tây Ninh cho biết, đơn vị trúng thầu gói thầu xử lý lục bình là Công ty TNHH Thanh Sơn (giá chào thầu là 4.950.000.000 đồng). Công ty Thanh Sơn sẽ áp dụng phương pháp vớt lục bình bằng cách sử dụng băng chuyền đặt trên sà lan, “móc” lục bình dưới sông đưa lên xe tải. Theo quy định, sau 3 tháng kể từ ngày trúng thầu, Công ty Thanh Sơn phải xử lý lục bình bảo đảm thông thoáng luồng tàu chạy (bình quân 70m ngang mặt sông) trên toàn tuyến sông từ Tân Biên đến Trảng Bàng (dài hơn 100km).

Còn nhiều lục bình ven hai bờ sông do người dân “nuôi” để bắt cá

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, dù Công ty Thanh Sơn chưa phải sử dụng các phương tiện cơ giới để vớt lục bình nhưng sông Vàm Cỏ Đông rất thông thoáng nhờ… mưa. Nước mưa đã đẩy hầu hết lục bình trên sông về phía hạ lưu, trôi ra biển. Hiện Công ty Thanh Sơn đang tranh thủ “thời gian rỗi” để thiết kế, lắp đặt các phương tiện cơ giới để kịp hoạt động ngay sau mùa mưa, thời điểm lục bình sinh sôi nảy nở nhiều trên sông. Công ty này cũng đang liên kết hợp tác với một đơn vị tại TP.HCM trong việc xử lý lục bình sau khi vớt (có khả năng sẽ dùng lục bình làm phân bón, làm khí gas).

Nguy cơ lục bình “tái lấp sông” cao

Sau chuyến khảo sát, ông Trịnh Văn Lo cho biết, mặc dù hiện nay dòng sông đã thông thoáng nhưng nguy cơ lục bình “tái lấp” sông Vàm sau mùa mưa là rất lớn. Nguyên nhân là hiện nay, dọc suốt chiều dài con sông, người dân đã dùng rào chắn “nuôi” rất nhiều lục bình ở ven hai bờ để “đóng lưới chà” bắt thuỷ sản. Sau khi nước rút, người dân “dỡ chà”, lục bình lại tràn ra sông, phát triển. Do đó, nhà thầu cần có giải pháp phối hợp với ngành chức năng và chính quyền địa phương sớm “lôi” số lục bình này ra sông cho nước cuốn đi. Cách làm này có thể ngăn ngừa rất hiệu quả sự phát triển trở lại của lục bình trong mùa nắng, tiết kiệm được thời gian, chi phí vớt lục bình.

Theo quy định về việc vớt lục bình thông thoáng cho luồng tàu chạy (trung bình 70m ngang, dài 101km) thì tổng diện tích lục bình phải vớt trong thời điểm phủ kín mặt sông là: 70m x 101km = 7.070.000m2. Ngành chức năng quy định nhà thầu phải “xử lý” trong 90 ngày, mỗi ngày doanh nghiệp phải vớt khoảng 78.000 m2 mặt sông có lục bình. Do đó, nếu để lục bình tái phát như vừa qua, nhà thầu sẽ rất vất vả khi xử lý.

BẢO TÂM

 

 

 

Từ khóa:
Tin cùng chuyên mục