Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTN) -
Đối với tỉnh nhà, từ năm 2015 trở về trước, Tây Ninh chỉ có 2 năm đạt 60 điểm, tiếp theo đó, liên tục những năm gần đây luôn đạt trên 60 điểm, xếp loại Khá. Riêng năm 2019, Tây Ninh đã vươn lên nhóm tỉnh được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá có chất lượng điều hành kinh tế đạt chất lượng tốt.
Bên trong một phân xưởng dệt ở Khu công nghiệp Phước Đông (ảnh: Hoàng Anh)
Tiến đến Đại hội XI của Đảng bộ tỉnh Tây Ninh, các dự thảo văn kiện Đại hội được đưa ra lấy ý kiến tham khảo rộng rãi trong các tầ ng lớ p nhân dân và công khai trên mạng internet qua các Cổng thông tin của tỉnh, cho thấy các chỉ tiêu cơ bản đều đạt và vượt nghị quyết đề ra tại Đại hội nhiệm kỳ trước.
Trong đó, kinh tế phát triển nhanh, toàn diện. Môi trường đầu tư của tỉnh ngày càng được cải thiện đáng kể, đặc biệt là nỗ lực cải cách hành chính, đã đem lại kết quả điều tra năng lực cạnh tranh của tỉnh (PCI) trong giai đoạn 5 năm gần đây luôn được “lên hạng” so với nhiều năm trước.
Từ 15 năm qua, trong tiến trình đổi mới, phát triển kinh tế nước ta, bên cạnh những cuộc điều tra xã hội học do các ngành chức năng tổ chức trên phạm vi toàn quốc, có một cuộc điều tra chuyên đề do một tổ chức mang tính đặc thù trong nước là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với một tổ chức quốc tế là Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (USAID) thực hiện hằng năm nhằm đánh giá môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền 63 tỉnh, thành trong nước, được gọi là cuộc điều tra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Điểm đặc biệt là việc đánh giá này không phải do các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, mà là do doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp vốn nước ngoài (FDI) thực hiện hằng năm, thông qua việc “chấm điểm” theo bộ chỉ số PCI do VCCI và USAID đưa ra. Bộ chỉ số PCI đo lường chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh trên 10 lĩnh vực quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân.
Theo đó, một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt khi có: 1- Chi phí gia nhập thị trường thấp, 2- Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định, 3- Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai, 4- Chi phí không chính thức thấp, 5- Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng, 6- Môi trường cạnh tranh bình đẳng, 7- Chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết các vấn đề cho doanh nghiệp, 8- Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển chất lượng cao, 9- Chính sách đào tạo lao động tốt, và 10- Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và duy trì được an ninh trật tự.
Bộ chỉ số này được cơ quan tổ chức điều tra cung cấp cho doanh nghiệp với hàng trăm “chỉ số con” đặt câu hỏi đủ mọi vấn đề liên quan trực tiếp đến 10 chỉ số thành phần vừa nêu. Doanh nghiệp trả lời các câu hỏi bằng cách “chấm điểm”
theo thang điểm 10 cho mỗi chỉ số thành phần và cơ quan tổ chức điều tra tổng hợp thành điểm số của các tỉnh, thành trong khung 100 điểm. Rõ ràng, điểm số 100 là con số lý tưởng mà thực tế 15 năm qua chưa có tỉnh nào đạt tới. Với việc công bố kết quả PCI hằng năm, chất lượng điều hành của từng tỉnh, thành được xếp hạng theo điểm số từ cao xuống thấp, tức là từ hạng 1 xuống đến hạng 63.
Bên cạnh đó, PCI còn xếp hạng các tỉnh theo từng vùng trong nước. Với tỉnh Tây Ninh, kết quả điều tra PCI 5 năm gần đây được nêu trong dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016- 2020: “Từ năm 2016 đến nay, kết quả xếp hạng PCI của tỉnh xu hướng tăng dần trong nhóm Khá, năm 2018 đạt thứ hạng 14/63 tỉnh, thành phố”. Xem xét bảng xếp hạng PCI cho thấy, mặc dù năm 2018 Tây Ninh đạt vị trí 14/63, thứ hạng cao nhất của tỉnh trong 5 năm gần đây, nhưng điểm số
cao nhất của tỉnh lại là kết quả của năm 2019. Cụ thể, kết quả PCI giai đoạn 2015-2019 của Tây Ninh như sau:
- Năm 2015: đạt thứ hạng 16/63, tổng điểm: 59,66/100, xếp loại: Khá.
- Năm 2016: đạt thứ hạng 20/63, tổng điểm: 60,14/100, xếp loại: Khá.
- Năm 2017: đạt thứ hạng 19/63, tổng điểm 63,82/100, xếp loại: Khá.
- Năm 2018: đạt thứ hạng 14/63, tổng điểm 64,54/100, xếp loại: Khá.
- Năm 2019: đạt thứ hạng 15/63, tổng điểm 67,05/100, xếp loại: Tốt.
Theo bảng này, Tây Ninh luôn đứng trong nhóm 20 tỉnh, thành trên đầu bảng với điểm số PCI tăng dần theo từng năm, tăng cao nhất là năm 2019 với 67,05 điểm. Đồng thời theo bảng xếp hạng PCI phân theo vùng, Tây Ninh nằm trong vùng Đông Nam bộ (bao gồm Thà nh phố Hồ Chí Minh và cá c tỉ nh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Thuận, Ninh Thuận), Tây Ninh luôn đứng trong 4 tỉnh, thành đứng đầu.
Và riêng năm 2019, Tây Ninh đứng trong nhóm 3 tỉnh, thành - chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, với chênh lệch điểm số rất nhỏ (67,38 - 67,16 và 67,05 điểm). Một điểm đáng chú ý nữa là trong suốt quá trình thực hiện xếp hạng PCI từ năm 2005 đến nay, địa phương đứng đầu bảng (hạng 1/63) cũng chỉ có điểm số trên dưới 70 điểm.
Đối với tỉnh nhà, từ năm 2015 trở về trước, Tây Ninh chỉ có 2 năm đạt 60 điểm, tiếp theo đó, liên tục những năm gần đây luôn đạt trên 60 điểm, xếp loại Khá. Riêng năm 2019, Tây Ninh đã vươn lên nhóm tỉnh được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá có chất lượng điều hành kinh tế đạt chất lượng tốt.
Nhìn qua bức tranh toàn cảnh kinh tế Tây Ninh dưới góc nhìn doanh nghiệp, cũng là góc nhìn của nhân dân, có thể thấy kết quả phát triển kinh tế tỉnh nhà trên đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã và đang có những bước tiến mang tính đột phá thật đáng mừng.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần này, một nỗi ưu tư của nhiều thế hệ quan tâm đến phát triển của quê hương “bao giờ Tây Ninh có thể bứt phá vươn lên?”, gần như đã có lời đáp. Hy vọng rằng với trí tuệ tập thể của Đảng bộ, chính quyền và cả hệ thống chính trị tỉnh nhà, trong giai đoạn 5 năm sắp tới, Tây Ninh sẽ tiếp tục gặt hái những thành quả vượt bậc, tạo đà cho bước phát triển đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp trong tam giác phát triển kinh tế vùng Đông Nam bộ - vù ng kinh tế độ ng lự c quan trọ ng củ a cả nước.
NGUYỄN TẤN HÙNG