Kênh Bình Phú (hay gọi là kênh Cầu Ông Sãi) nằm trên địa bàn ấp Bình Phú, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng là kênh nhánh của kênh tiêu Biên Giới. Nhiều năm qua, tuyến kênh này bị bồi lấp, không đảm bảo dẫn nước tưới tiêu, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hơn 900 ha lúa của người dân nơi đây.
Hiện nay, đường 789 đoạn từ huyện Dương Minh Châu đến giáp ranh địa phận huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) có nhiều đoạn bị hư hỏng khá nặng, cần được sửa chửa để đảm bảo an toàn giao thông.
Những ngày qua, người dân sống trên đường Phạm Hùng (phường Long Thành Trung, thị xã Hòa Thành) vô cùng bức xúc trước việc các nhà thầu thi công công trình hệ thống thoát nước và nâng cấp tuyến đường này không có các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, an toàn cho người dân trong quá trình thi công.
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh, hiện đơn vị này đang triển khai dự án nạo vét kênh Ao Hồ (thị xã Hòa Thành) và suối Vườn Điều, suối Lâm Vồ (thành phố Tây Ninh) với mục tiêu tiêu thoát nước mưa, nước thải hiện nay cho khu vực TP.Tây Ninh và TX.Hòa Thành.
Công trình cầu An Hòa nối liền bờ sông Vàm Cỏ Đông là mong ước của người dân 3 xã cánh tây huyện Trảng Bàng, vì hàng chục năm nay, người dân vùng này khi di chuyển vào trung tâm huyện đều phụ thuộc vào việc đi phà.
Người dân rất mong các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát tải trọng các xe tải lưu thông trên đường nhằm hạn chế hư hỏng mặt đường. Đồng thời, tỉnh cần sớm xem xét nâng cấp, mở rộng tuyến đường.
Cống suối Trung Du thuộc địa phận ấp 1, xã Phước Vinh, huyện Châu Thành. Những ngày qua, do mưa lớn kéo dài làm cống sạt lở gây ảnh hưởng đến việc đi lại cũng như tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người dân.
Thời gian qua, nhiều người tham gia giao thông qua tuyến đường 781, đoạn từ ngã ba Lý Dậu (trước cổng UBND phường 1, TP.Tây Ninh) đến trước cổng trường tiểu học Bình Phong, xã Thái Bình (huyện Châu Thành) không khỏi bức xúc về tình trạng vá đường chỗ lõm, chỗ lồi khiến việc lưu thông qua tuyến đường này như “cưỡi ngựa”.
Công trình có tổng mức đầu tư khoảng 20 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách tỉnh.
Qua khảo sát thực tế, các đơn vị chuyên môn nhận thấy phương pháp sửa chữa như đã đề ra trước đây chưa hiệu quả, cần phải bổ sung hạng mục cống thoát nước hai bên đường để tránh ngập úng cục bộ, hạn chế việc hư hỏng mặt đường nên việc triển khai thi công chậm hơn so với dự kiến ban đầu.