Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTNO) -
Từ đầu năm đến nay, Huyện uỷ Tân Châu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp gắn với thực hiện Chương trình đột phá về lĩnh vực nông nghiệp.
Mô hình nuôi dê của HTX nông nghiệp Tân Đông.
Theo đó, triển khai, chuyển giao ứng dụng các giống cây trồng mới có năng suất cao, kháng bệnh vào sản xuất, các mô hình, dự án trồng rau sạch, áp dụng VietGAP. Chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang các loại cây có giá trị kinh tế cao.
Toàn huyện có 60 dự án trồng trọt, trong đó có 30 dự án trồng đinh lăng, 14 dự án trồng nấm, 16 dự án trồng trọt hỗn hợp. Có 8 dự án trồng trọt áp dụng VietGAP với hơn 120 ha.
Triển khai cài đặt phần mềm truy xuất nguồn gốc các loại cây trồng trên 600 ha; phối hợp đề xuất cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu chuối già Nam Mỹ. Cấp mã vùng nội địa cho trái mãng cầu (Hợp tác xã Minh Trung).
Huyện đang tiếp tục triển khai các mô hình trồng thâm canh khoai mì, bưởi, mít; mì thương phẩm sạch bệnh, nuôi dê sinh sản, sản xuất rau ăn quả an toàn... phối hợp trồng khảo nghiệm 1.000 giống mì tại xã Suối Dây.
6 tháng đầu năm 2023, tổng đàn gia súc, gia cầm tăng gần 300% so cùng kỳ. Chăn nuôi theo hướng nâng cao năng suất và chất lượng, mô hình trang trại gắn với xây dựng chuỗi liên kết, chuỗi giá trị tiếp tục phát triển.
Toàn huyện có 13 trang trại chăn nuôi theo mô hình trại lạnh khép kín (8 trang trại gà quy mô từ 17.000 - 136.000 con; 5 trang trại heo quy mô từ 2.000 - 8.000 con); 6 trang trại hở (5 trang trại gà quy mô từ 7.000 - 20.000 con; 1 trang trại heo quy mô 1.000 con và 1 trang trại nuôi gà theo mô hình bán chăn thả.
Bí thư Huyện uỷ Tân Châu Nguyễn Văn Cường cho biết, từ nay đến cuối năm 2023, huyện tập trung chỉ đạo công tác xuống giống cây trồng vụ mùa, công tác phòng, chống dịch bệnh trên vật nuôi. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao trên địa bàn các xã: Tân Hội, Tân Hà theo lộ trình.
Nguyễn Thế