Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông
Thứ bảy: 19:55 ngày 11/06/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - UBND tỉnh vừa có Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 5.4.2022 cua Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch là khai thác lợi thế của vận tải đường thuỷ nội địa, nâng cao thị phần vận tải đường thuỷ nội địa chia sẻ với đường bộ. Trong ảnh, tàu vận tải trên sông Vàm Cỏ Đông.

Kế hoạch này được triển khai nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, chính quyền các cấp, các ngành và Nhân dân; thực hiện toàn diện, đồng bộ, thường xuyên, liên tục các chủ trương, giải pháp, tạo chuyển biến mạnh mẽ đối với công tác bảo đảm TTATGT; phấn đấu giảm số thương vong do tai nạn giao thông mỗi năm từ 5% đến 10%, hướng tới năm 2030 giảm ít nhất 50% số người bị chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ so với năm 2020; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh trong quá trình thực hiện công tác bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông; đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT, chống ùn tắc giao thông, tiến tới xây dựng xã hội có hệ thống giao thông an toàn, thông suốt, thuận tiện, hiệu quả và thân thiện môi trường.

Kế hoạch cũng đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm như: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, trước hết là tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kết luận số 45-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư khoá XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông. Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Ban ATGT tỉnh, Ban ATGT cấp huyện đáp ứng ỵêu cầu của tình hình mới.

Cụ thể hoá hệ thống vãn bản quy phạm pháp luật về TTATGT của Trung ương đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; lồng ghép mục tiêu bảo đảm TTATGT vào quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dụng đô thị, quy hoạch nông thôn và quy hoạch điểm dân cư nông thôn. Quản lý chặt chẽ quả trình thực hiện quy hoạch, bảo đảm việc xây dựng mới hoặc chỉnh trang các khu công nghiệp, đô thị, các trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện... phù hợp với năng lực kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải công cộng.

Bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm; tổ chức giao thông khoa học, hợp lý; bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông gắn với rà soát, xử lý dứt điểm các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; ngăn ngừa, xử lý hoạt động lấn chiếm tuyến đường thuỷ nội địa.

Khai thác lợi thế của vận tải đường thuỷ nội địa, nâng cao thị phần vận tải đường thuỷ nội địa chia sẻ với đường bộ; nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông vận tải; khuyến khích đầu tư, phát triển hệ thống vận tải công cộng, trong đó tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn đầu tư phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh.

Kiên trì xây dụng văn hoá giao thông an toàn đối với tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, thực thi pháp luật, cung ứng hạ tầng, phương tiện, dịch vụ vận tải và tham gia giao thông; đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm TTATGT theo hướng lấy thay đổi hành vi làm tiêu chí đánh giá kết quả; đẩy mạnh tuyên truyền xây dụưg văn hoá giao thông an toàn trên mạng xã hội và hạ tầng số; vận động, lồng ghép mục tiêu bảo đảm TTATGT vào chương trình, kế hoạch và hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhà trường, doanh nghiệp.

Nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng và đảm bảo khả năng kết nối, sử dụng chung các cơ sở dữ liệu giữa ngành Giao thông vận tải, Công an, Y tế, Bảo hiểm và các cơ quan chức năng có liên quan trong thực thi pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nghiên cứu khoa học về bảo đảm TTATGT.

Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn, cứu chữa nạn nhân và khắc phục hậu quả tai nạn giao thông; tập huấn kỹ năng sơ cứu tai nạn giao thông cho nhân viên y tế cơ sở, lực lượng thực thi pháp luật và người tham gia giao thông.

Hy Uyên

 

Báo Tây Ninh
Liên kết hữu ích
Tin cùng chuyên mục