Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Phát triển thương mại biên giới tỉnh Tây Ninh:
Tạo động lực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Thứ tư: 00:18 ngày 13/07/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu của tỉnh và của vùng; trong đó, cần quan tâm khai thác và phát huy tối đa thế mạnh về hàng hoá nông sản, đáp ứng theo các nhu cầu của thị trường.

Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu quốc tế Tân Nam (ảnh minh hoạ)

Theo Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 11.7.2022 của Tỉnh uỷ Tây Ninh về phát triển thương mại biên giới tỉnh Tây Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, quan điểm của tỉnh là phát triển thương mại biên giới nhằm phục vụ mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Nhiều mục tiêu lớn

Theo đó, phát triển thương mại biên giới phải trở thành động lực và nhân tố quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Bảo đảm phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và quy hoạch biên giới Việt Nam - Campuchia; đồng bộ với Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ.

Xe chở gỗ ở khu vực Cửa khẩu Chàng Riệc (ảnh minh hoạ)

Phải huy động tối đa các nguồn lực đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tiềm năng, lợi thế về biên giới của tỉnh; triển khai đầu tư đồng bộ hạ tầng kinh tế kỹ thuật, hạ tầng xã hội khu vực cửa khẩu, tạo điều kiện phát triển thương mại biên giới nhanh và bền vững.

Phát triển thương mại biên giới phải gắn với củng cố vững chắc quốc phòng - an ninh; bảo đảm duy trì đường biên giới hoà bình, hữu nghị và phát triển.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu của tỉnh và của vùng; trong đó, cần quan tâm khai thác và phát huy tối đa thế mạnh về hàng hoá nông sản, đáp ứng theo các nhu cầu của thị trường.

Mục tiêu chung của tỉnh là đến năm 2030, thương mại biên giới là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh. Phấn đấu đưa Tây Ninh trở thành điểm trung chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam sang thị trường Campuchia, Lào, Thái Lan và ASEAN.

Hạ tầng khu vực Cửa khẩu Tân Nam cần được đầu tư trong thời gian tới (ảnh minh hoạ)

Trong đó, mục tiêu cụ thể của tỉnh là: tổng giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh tăng bình quân từ 7,5% trở lên. Hoàn thiện quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu, cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính và cửa khẩu phụ làm động lực mới để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Triển khai phê duyệt quy hoạch, xây dựng Khu cửa khẩu quốc tế Tân Nam. Đồng thời, mở mới, nâng cấp các cửa khẩu bảo đảm các điều kiện trên địa bàn nhằm tăng cường trao đổi, giao thương hàng hoá.

Đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng thương mại tại các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính và cửa khẩu phụ cơ bản đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới. Phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông bảo đảm kết nối với hệ thống cửa khẩu, hạ tầng logistic, hạ tầng thương mại dịch vụ để thúc đẩy phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, quá cảnh, xuất - nhập cảnh qua biên giới. Tạo môi trường thuận lợi khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển thương mại biên giới của tỉnh.

Thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ khu vực biên giới

Để đạt được các mục tiêu trên, Tỉnh uỷ đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp chính, như:

Nâng cao nhận thức trách nhiệm của hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế và nhân dân trong việc thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ khu vực biên giới để phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, tạo đà thúc đẩy phát triển của xã hội. Tập trung hoàn thiện các quy hoạch liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới.

Chủ động triển khai điều chỉnh quy hoạch hệ thống các cửa khẩu; tập trung hoàn thiện quy hoạch các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính và cửa khẩu phụ trên địa bàn tỉnh bảo đảm đáp ứng nhu cầu phát triển của từng cửa khẩu. Trong đó, sớm nghiên cứu, đề xuất với Trung ương triển khai quy hoạch và xây dựng khu kinh tế cửa khẩu quốc tế khi có đủ điều kiện.

Khẩn trương hoàn thiện, triển khai quy hoạch, các chính sách đặc thù Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài nhằm sớm tạo động lực phát triển mới cho kinh tế - xã hội khu vực biên giới, bảo đảm đồng bộ với quốc phòng, an ninh. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan triển khai cơ chế hải quan một cửa quốc gia và cơ chế hải quan một cửa ASEAN tại cặp cửa khẩu quốc tế Mộc Bài - Bavet theo Hiệp định về tạo thuận lợi cho hàng hoá, người và phương tiện qua lại biên giới giữa các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS). Tổ chức đánh giá kết quả, hiệu quả triển khai thực hiện, làm tiền đề để triển khai cho các cửa khẩu khác trên địa bàn tỉnh.

 Đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng khu vực biên giới, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội, thương mại, dịch vụ gắn với quốc phòng, an ninh. Trong đó, phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, liên hoàn, bảo đảm khả năng kết nối cao với các tỉnh, thành phố trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Long An. Trọng tâm là đẩy nhanh tiến độ đầu tư cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, đường Hồ Chí Minh... phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Nâng cao khả năng kết nối hệ thống giao thông các cửa khẩu biên giới với các tuyến giao thông quan trọng của tỉnh và của vùng; tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia thuận lợi, dễ dàng. Phát huy tối đa lợi thế là địa phương cửa ngõ gần nhất kết nối giữa trung tâm Vùng vào Campuchia và ngược lại.

Phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, bảo đảm khả năng kết nối với hạ tầng logistic, hạ tầng thương mại dịch vụ và hạ tầng có liên quan để thúc đẩy phát triển nhanh thương mại khu vực biên giới của tỉnh với Vương quốc Campuchia.

Phối hợp Bộ Quốc phòng hoàn thiện tuyến đường tuần tra biên giới trong giai đoạn 2022-2025; đồng thời nâng cấp, mở rộng tuyến đường từ cửa khẩu quốc tế Tân Nam - quốc lộ 22B để phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thương mại, dịch vụ khu vực biên giới và cửa khẩu Tân Nam.

Hàng hoá tập kết ở Cửa khẩu Xa Mát, chuẩn bị xuất sang Campuchia (ảnh minh hoạ)

Về cửa khẩu và hạ tầng cửa khẩu, tỉnh khẩn trương rà soát nhằm định hướng việc mở mới, nâng cấp các cửa khẩu, lối mở phù hợp với nhu cầu thu hút đầu tư, giao thương hàng hoá của cư dân biên giới, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Xây dựng và hoàn thiện hạ tầng cửa khẩu Tân Nam theo đúng quy định của cửa khẩu quốc tế.

Tỉnh sẽ sớm đề xuất các bộ, ngành liên quan triển khai nghiên cứu, rà soát, bổ sung các cửa khẩu vào quy hoạch hệ thống cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia làm cơ sở triển khai thực hiện quy hoạch, thu hút đầu tư và tổ chức các hoạt động thương mại biên giới theo quy định.

Chủ động nghiên cứu, tham mưu các bộ, ngành Trung ương một số cơ chế chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư, nâng cấp các cặp cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu. Trọng tâm là tập trung đầu tư, nâng cao hiệu quả khai thác các khu kinh tế cửa khẩu quốc tế (Mộc Bài, Xa Mát, Tân Nam) theo quy hoạch và kế hoạch.

Nâng cao hiệu quả cải thiện môi trường đầu tư, tạo động lực thu hút sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân trong đầu tư xây dựng và hoàn thiện hạ tầng thương mại tại các cửa khẩu. Đồng thời, thúc đẩy phát triển hệ thống logistics tại các cửa khẩu quốc tế và các khu công nghiệp để tăng cường khả năng kết nối sản xuất với tiêu thụ hàng hoá tại khu vực biên giới; mở rộng thị trường, hệ thống phân phối hàng hoá trong và ngoài nước.

 Đối với hạ tầng chợ, tỉnh sẽ tích hợp định hướng phát triển hệ thống chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn các huyện, thị xã biên giới vào quy hoạch tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát triển thương mại biên giới.

Triển khai đầu tư xây dựng mới, nâng cấp một số chợ trên địa bàn các huyện, thị xã biên giới nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá của nhân dân khu vực biên giới.

Tỉnh cũng sẽ nghiên cứu, đề xuất với Bộ Công Thương việc hỗ trợ đầu tư dự án chợ kiểu mẫu Campuchia tại khu vực đối diện cửa khẩu Long Phước, cửa khẩu Tân Nam thuộc dự án chợ biên giới thí điểm Việt Nam - Campuchia.

Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh hợp tác đầu tư về thương mại, dịch vụ; có biện pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào khu vực biên giới. Huy động, sử dụng nguồn lực, thu hút nguồn lực để phát triển thương mại biên giới. Gắn kết và tăng cường công tác đối ngoại để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực biên giới…

An Khang

(Tóm lược)

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục