Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTN) -
Đó là kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thắng tại hội nghị giao ban xây dựng cơ bản quý I.2024 diễn ra hôm 8.3 vừa qua.
Thi công dự án sửa chữa, nâng cấp đập Tha La (huyện Tân Châu) do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng ngành nông nghiệp làm chủ đầu tư.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2023 của tỉnh đến hết ngày 31.1.2024 là 4.332,02 tỷ đồng, đạt 106,6% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 93,72% kế hoạch HĐND tỉnh giao.
Tỷ lệ giải ngân mặc dù đã bảo đảm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (đạt 95%-100% kế hoạch Thủ tướng giao), tuy nhiên, vẫn chưa đạt theo yêu cầu tỉnh đã đặt ra đầu năm 2023 (ước đạt 100% kế hoạch được giao) và số liệu báo cáo HĐND tỉnh tại phiên họp HĐND tỉnh cuối năm 2023 (ước giải ngân đạt 95,33% kế hoạch được giao), thấp hơn về số tuyệt đối là 75,52 tỷ đồng, tương đương khoảng 1,6%.
Kết quả đạt được nêu trên là sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của các chủ đầu tư, các địa phương. Chủ tịch UBND tỉnh biểu dương UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành có tỷ lệ giải ngân năm 2023 đạt cao, đã bảo đảm thực hiện theo đúng cam kết với UBND tỉnh như: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở NN&PTNT, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Bộ CHQS tỉnh, BQL Dự án đầu tư xây dựng ngành NN&PTNT, BQL Dự án đầu tư xây dựng ngành giao thông…
Đồng thời, phê bình các sở, ngành có tỷ lệ giải ngân năm 2023 đạt thấp, không đạt tiến độ như: Ban Quản lý khu kinh tế (50,23%), BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh (68,5%), Sở Tài nguyên và Môi trường (76,77%), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (87%)...
Về hạn chế trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kết luận, có những nguyên nhân khách quan, song, nhìn chung phát sinh do chủ quan là chính. Các chủ đầu tư, các địa phương không hoàn thành đúng cam kết đã đăng ký với UBND tỉnh (có những đơn vị giải ngân thấp hơn rất nhiều với số liệu đã đăng ký); một số dự án phải gia hạn thời gian thực hiện nhiều lần; chậm trình điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.
Ngoài ra, thực tế trong thời gian qua, công tác chuẩn bị đầu tư cho các dự án khởi công mới vẫn còn chưa kịp thời (các dự án chuẩn bị đầu tư chưa giải ngân là 5,106 tỷ đồng/15,703 tỷ đồng, tỷ lệ hơn 30%).
Một số đơn vị được giao kế hoạch vốn chưa thật sự nỗ lực, cố gắng để giải quyết các khó khăn, vướng mắc, không giải ngân hết kế hoạch vốn được giao, nhất là việc triển khai thực hiện kế hoạch vốn ODA; chưa bám sát, quyết liệt kiểm tra hiện trường để chấn chỉnh ngay các tồn tại, bất cập khi phát sinh…
Hội nghị thống nhất các đơn vị chủ đầu tư được giao vốn trong Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2023 có tỷ lệ giải ngân dưới 95% KH có báo cáo giải trình cụ thể; trong đó, rà soát, đánh giá công tác triển khai thực hiện kế hoạch vốn năm 2023 được giao, làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân của đơn vị, đề ra giải pháp khắc phục các hạn chế, bài học kinh nghiệm để hoàn thành nhiệm vụ giải ngân của kế hoạch năm 2024.
Thi công dự án đường Trường Hoà - Chà Là do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng ngành giao thông làm chủ đầu tư.
Về nhiệm vụ triển khai Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kết luận, kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2024 do Hội đồng nhân dân tỉnh giao là 4.250,498 tỷ đồng, tăng 76,176 tỷ đồng so với kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư thì đến ngày 29.2.2024, tỉnh đã phân khai chi tiết 4.238,498 tỷ đồng/4.250,498 tỷ đồng, đạt 99,72% Kế hoạch HĐND tỉnh giao, số vốn còn lại chưa phân bổ là 12 tỷ đồng (vốn NSTW), chiếm tỷ lệ 0,28% kế hoạch.
Về kết quả giải ngân đến ngày 29.2, giải ngân 437,325 tỷ đồng, đạt 10,48% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 10,29% kế hoạch HĐND tỉnh giao (giảm so với cùng kỳ - giải ngân đến 29.2.2023 là 652,994 tỷ đồng đạt 16,07% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; 14,26% kế hoạch HĐND tỉnh giao).
Ước giải ngân đến hết ngày 31.3 là 567,491 tỷ đồng, đạt 13,59% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (giảm so với cùng kỳ - giải ngân quý I đạt 21,4% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, 19,5% kế hoạch HĐND tỉnh giao), đạt 13,35% kế hoạch HĐND tỉnh giao.
Một số huyện có tỷ lệ giải ngân 2 tháng đạt khá, giải ngân bằng hoặc cao hơn nhiệm vụ đặt ra của quý I (huyện Tân Biên - 37,89%, huyện Châu Thành - 25,3%). Có 2 huyện giải ngân thấp (huyện Dương Minh Châu - 0,36%, thị xã Trảng Bàng - 0,77%). Tại khối tỉnh có 12 sở, ngành chưa giải ngân.
Về nhiệm vụ giải pháp trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thắng yêu cầu, năm 2024, để duy trì động lực phục hồi, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh cả năm 2024 tăng cao hơn năm 2023, các ngành, các địa phương cần tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, coi đây là động lực thúc đẩy tăng trưởng, là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm cần ưu tiên trong chỉ đạo điều hành.
Để đạt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước năm 2024 (đến 30.6.2024 đạt 50%, đến 30.9.2024 đạt 75% và kết thúc kế hoạch năm 2024 đạt 100% kế hoạch được giao), đề nghị các sở, ban, ngành, các chủ đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố đề cao tinh thần trách nhiệm, tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nội dung như: tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về những nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.
Thi công dự án sửa chữa, nâng cấp đập Tha La ( huyện Tân Châu) do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng ngành nông nghiệp làm chủ đầu tư.
Đề nghị các đơn vị là chủ đầu tư, các địa phương xây dựng sơ đồ Gantt kế hoạch giải ngân chi tiết cụ thể gồm các mốc thời gian (quý I, 6 tháng, 9 tháng và cả năm 2024) cho từng dự án; có cam kết của các nhà thầu về khối lượng thực hiện, cam kết thực hiện hoàn thành giải ngân kế hoạch vốn được giao gửi về UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư chậm nhất ngày 31.3.2024 để làm cơ sở theo dõi, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo quy định. Trường hợp tính đúng tính đủ, phấn đấu vẫn không thể giải ngân hết kế hoạch vốn được giao thì trong quý I đề xuất hoàn trả vốn để tỉnh điều chuyển cho các dự án khác có nhu cầu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu tăng cường tần suất kiểm tra hiện trường để chấn chỉnh ngay các tồn tại, bất cập; người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công, phân công lãnh đạo phụ trách từng dự án; trong thời gian tới không để tái lập vấn đề chậm quyết toán, tất toán dự án hoàn thành.
Công trình bàn giao, nghiệm thu xong chủ đầu tư khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ tất toán công nợ theo quy định. Trường hợp phát sinh chậm trễ, thủ trưởng các đơn vị, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh.
Đồng thời giao Sở Kế hoạch và Đầu tư kịp thời tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư công trung hạn, hằng năm của các đơn vị, địa phương để tham mưu cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung trên tinh thần bố trí vốn đầy đủ cho các dự án theo tiến độ; điều chuyển kế hoạch vốn từ các dự án không có khả năng giải ngân hết số vốn được giao sang các dự án mới đã hoàn chỉnh thủ tục đầu tư theo quy định và các dự án có nhu cầu bổ sung vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án…
Trong tháng 3 và quý II.2024, xây dựng chương trình làm việc của Tổ công tác thúc đẩy giải ngân nguồn vốn đầu tư công thực hiện kiểm tra tình hình thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh; trong đó ưu tiên làm việc với các chủ đầu tư có tiến độ giải ngân năm 2023 và quý I.2024 đạt thấp.
Thế Nhân