Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh:
Tây Ninh cần khẩn trương rà soát việc thực hiện chính sách hỗ trợ
Thứ sáu: 01:24 ngày 29/10/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Trong khuôn khổ chuyến công tác các tỉnh phía Nam, ngày 28.10, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Lê Văn Thanh cùng đoàn công tác có buổi làm việc với UBND tỉnh về thực hiện chính sách hỗ trợ cho những người gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Tiếp và làm việc với đoàn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thắng cùng đại diện các sở, ban, ngành liên quan.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh phát biểu tại buổi làm việc.

Theo báo cáo của huyện, thị, thành phố và Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1.505/2.680 doanh nghiệp hoạt động trở lại, chiếm tỷ lệ 56,1%; 247/2.680 doanh nghiệp giảm quy mô sản xuất, tỷ lệ 9,2%; 928/2.680 doanh nghiệp dừng hoạt động.

Hàng loạt chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Báo cáo với đoàn công tác, lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH thông tin kết quả triển khai thực hiện từng chính sách cụ thể (tính đến ngày 26.10). Trước hết, về chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã tiếp nhận danh sách đề nghị giảm mức đóng và thc hin chi trả đủ cho 189.225 người lao động với số tiền 59,7 tỷ đồng.

Chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, Bảo hiểm xã hội tỉnh tiếp nhận danh sách đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ và đã thực hiện giảm đóng cho 774 người lao động với số tiền 964,3 triệu đồng.

Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động, đến thời điểm này chưa phát sinh hồ sơ.

Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, dự kiến nhu cầu kinh phí hỗ trợ là 157.545 người, số tiền 593,8 tỷ đồng. UBND tỉnh đã phê duyệt hỗ trợ 13.305 người, số tiền 49,7 tỷ đồng, đạt 8,4% so với nhu cầu hỗ trợ. Các địa phương đã thực hiện chi trả cho 361 người, với số tiền 1,3 tỷ đồng, đạt 3% trên tổng số được phê duyệt.

Chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc, dự kiến nhu cầu kinh phí hỗ trợ cho 27.151 người, số tiền 34,9 tỷ đồng; UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ cho 4 người 4 triệu đồng, đạt 0,01% so với nhu cầu hỗ trợ. Các địa phương đã thực hiện chi trả cho 4 người với số tiền 4 triệu đồng, đạt 100% trên tổng số được phê duyệt.

Chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời điểm báo cáo chưa phát sinh hồ sơ đề nghị.

Chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế, dự kiến nhu cầu kinh phí hỗ trợ cho 27.539 người, số tiền 54,9 tỷ đồng. UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ cho 7.256 người, số tiền 9,9 tỷ đồng, đạt 18% so với nhu cầu hỗ trợ. Các địa phương đã thực hiện chi trả cho 7.052 người, số tiền 9,7 tỷ đồng, đạt 98% trên tổng số được phê duyệt.

Chính sách hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV và hướng dẫn viên du lịch, dự kiến nhu cầu kinh phí hỗ trợ cho 105 người, số tiền 389,5 triệu đồng. UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ cho 12 người, số tiền 44,5 triệu đồng, đạt 11% so với nhu cầu hỗ trợ. Đến nay đã thực hiện chi trả cho 12 người, số tiền 44,5 triệu đồng, đạt 100% trên tổng số được phê duyệt.

Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh, dự kiến nhu cầu kinh phí hỗ trợ là 8.966 hộ, số tiền 26,8 tỷ đồng. UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ cho 297 hộ, số tiền 891 triệu đồng, đạt 3,3% so với nhu cầu hỗ trợ. Các địa phương thực hiện chi trả cho 75 hộ, với số tiền 225 triệu đồng, đạt 25% trên tổng số đã được phê duyệt.

Chính sách vay vốn trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, Ngân hàng Chính sách xã hội dự kiến có 4.512 người vay, số tiền 16,1 tỷ đồng; đến nay, tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn của 112 người, số tiền 1,1 tỷ đồng (đã giải quyết).

Chính sách hỗ trợ người lao động không có hợp đồng lao động (lao động tự do) và các đối tượng đặc thù khác, dự kiến nhu cầu kinh phí hỗ trợ 182.588 người, số tiền 273,8 tỷ đồng. UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ cho 98.399 người, số tiền 147,5 tỷ đồng, đạt 54% so với nhu cầu hỗ trợ. Các địa phương thực hiện chi trả cho 91.008 người, số tiền 136,5 tỷ đồng, đạt 93% trên tổng số phê duyệt.

Trong đó, lao động tự do có 164.675 người cần hỗ trợ, số tiền 247 tỷ đồng, UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ cho 86.644 người, số tiền 129,9 tỷ đồng, đạt 53% so với nhu cầu hỗ trợ. Các địa phương đã thực hiện chi trả cho 79.374 người, với số tiền 119 tỷ đồng, đạt 92% trên tổng số đã được phê duyệt.

Đối tượng là lao động bán lvé xskiến thiết, có 17.913 người cn htrợ, stin 26,8 tỷ đồng. UBND tnh phê duyt htrcho 11.695 người, stin 17,5 tỷ đồng, đạt 65% so vi nhu cu dtoán. Các địa phương đã thc hin chi trcho 11.634 người, stin 17,4 tỷ đồng, đạt 99% trên tng số đã được phê duyt.

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết 116/NQ-CP, Tây Ninh hỗ trợ giảm đóng vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho đơn vị sử dụng lao động. Theo Bảo hiểm xã hội tỉnh, dự kiến số đơn vị được giảm đóng là 1.907 đơn vị, số tiền giảm đóng tương ứng 84,3 tỷ đồng. Luỹ kế, đã phê duyệt giảm đóng cho 1.881 đơn vị với 181.156 lao động, số tiền 7,4 tỷ đồng; hỗ trợ bằng tiền mặt và tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ của 65.594 người lao động với số tiền 150 tỷ đồng, đã chi hỗ trợ cho 65.436 người, số tiền 149,7 tỷ đồng.

Khẩn trương rà soát chính sách hỗ trợ, bổ sung nhóm đối tượng khó khăn

Trao đổi tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh đánh giá, mặc dù ban hành nhiều chính sách hỗ trợ nhưng số người nhận được hỗ trợ còn rất ít. Thứ trưởng đặt câu hỏi về chính sách, chế độ đối với người mất việc làm cụ thể, những người đã bỏ về quê có trở lại làm việc hay không? Về thực hiện làm vic “3 ti chỗ”, ông Thanh nhìn nhn đây chlà gii pháp tình thế, không thduy trì lâu dài, cách gii quyết vn đề là tiêm vaccine cho toàn bcông nhân để doanh nghip hot động bình thường. “Có nhiều địa phương chưa bao giờ thiếu gạo, nhưng lần này phải nhận hàng ngàn tấn để phát cho người dân, đây là điều chưa từng xảy ra, chưa có tiền lệ”- Thứ trưởng Lê Văn Thanh nói.

Đại din Ngân hàng Chính sách xã hi Vit Nam thông tin, đơn vnày cho vay hơn 600 tỷ đồng để các địa phương trong cnước phc hi sn xut; riêng Tây Ninh, khon vay này hiện tại chỉ hơn 1 tỷ đồng.

Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, cả nước dự kiến có khoảng 38 ngàn tỷ đồng được chi trả cho người lao động mất việc theo chế độ bảo hiểm thất nghiệp, hơn 14 ngàn tỷ đồng trong số đó đã giải ngân.

Theo đại diện Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, tổ chức này đã chi gần 6 ngàn tỷ đồng hỗ trợ người lao động trong cả nước. “Tôi đánh giá Tây Ninh thực hiện tốt công tác dự báo để triển khai chính sách hỗ trợ. Dù dự báo sớm, phê duyệt nhanh nhưng thực hiện chi trả, hỗ trợ lại chậm, thấp”- đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam nhận xét. “Số doanh nghiệp dừng hoạt động ở Tây Ninh khoảng 44%, đây là tỷ lệ cao. Chính sách thu hút, giữ chân người lao động cũng cần được lưu ý, gần tết, phải quan tâm hơn đến nhóm đối tượng này để họ không rời nhà máy, công xưởng”- đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu.

Đại din UBMTTQ Việt Nam (phụ trách phía Nam) đề nghị Tây Ninh tự kiểm tra, kiểm soát, giám sát trong việc chi trả, hỗ trợ nhằm tránh sai phạm.

Ông Tào Bng Huy- Phó Cc trưởng Cc Vic làm, BLĐ-TB&XH nêu: “Chính sách htrngười lao động tm hoãn thc hin hp đồng lao động, nghvic không hưởng lương, dkiến htrcho 157.545 người vi stin 593,8 tỷ đồng. UBND tnh đã phê duyt htrợ 13.305 người vi stin 49,7 tỷ đồng, đạt 8,4% so vi nhu cu htrợ” là quá chm”. Ông Phm Anh Thng, đại din Văn phòng BLĐ-TB&XH khu vc phía Nam đề nghTây Ninh cho biết, ngoài nhng người đã được phê duyt, trường hp còn li chưa htr được phê duyt tiếp hay không, cn sm gii quyết, vì người dân gi đin về đường dây nóng ca Tcông tác đặc bit thc mc chuyn này.

Lãnh đạo các sở, ban, ngành Tây Ninh lần lượt giải đáp những nội dung đoàn công tác nêu ra. Trong đó, số liệu thống kê cho thấy, khoảng 60% lao động đã trở lại làm việc. Tuy nhiên, hầu hết người lao động ở khu vực Tây Nguyên chưa trở lại Tây Ninh làm việc.

Kết thúc buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Văn Thanh thông tin khái quát về kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ trong cả nước. Đối với Tây Ninh, Thứ trưởng Lê Văn Thanh đề nghị tỉnh đánh giá lại nguyên nhân thực hiện một số chính sách đạt tỷ lệ thấp; đồng thời khẩn trương rà soát việc thực hiện chính sách hỗ trợ, kể cả bổ sung nhóm đối tượng khó khăn, nếu còn bỏ sót. Bên cạnh đó, Tây Ninh cần tháo gỡ mọi vướng mắc để doanh nghiệp sớm trở lại hoạt động bình thường.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thắng ghi nhận, tiếp thu những ý kiến của đoàn công tác để tiếp tục  chỉ đạo, khắc phục khó khăn, để chính sách hỗ trợ sớm được cấp cho các đối tượng.

Việt Đông

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục