PC vị trí 1 - Tuyên truyền - Đầu trang
PC vị trí 1 - Tuyên truyền - Đầu trang
Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tây Ninh: Đầu tư mới 37 công trình thủy lợi giai đoạn 2013-2020
Chủ nhật: 22:52 ngày 28/03/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Sau gần 35 năm đầu tư, hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh hiện có các công trình như: hồ Dầu Tiếng, hồ chứa nước Tha La, hồ Nước Trong 1, hồ Nước Trong 2, đập dâng suối Đục, 23 đê bao, 10 trạm bơm điện; 1.733 tuyến kênh tưới thuộc hệ thống kênh Đông, kênh Tây, Tân Hưng, Tân Biên và 365 tuyến kênh tiêu với chiều dài 777,29 km.

Nước từ hệ thống kênh phục vụ cho sản xuất của nông dân.

Giai đoạn 2013 – 2020, tỉnh tập trung đầu tư mới 37 công trình thủy lợi với tổng kinh phí 1.661 tỷ đồng; nâng cấp, duy tu sửa chữa thường xuyên công trình hiện có với kinh phí 193,4 tỷ đồng. Một số dự án trọng điểm hoàn thành đưa vào sử dụng như: thuỷ lợi Phước Hoà – khu tưới Tân Biên; trạm bơm Long Phước A, Hòa Thạnh II; đê bao chống lũ ven sông Vàm Cỏ (tiểu vùng 1, 5); suối cầu Đúc, suối Bà Tươi, kênh tiêu Tà Xia...

Dự án Tưới tiêu khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ Đông (Ảnh: Minh Dương).

Đặc biệt, là dự án trọng điểm Tưới tiêu khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ Đông, phục vụ tưới tiêu cho gần 16.953 ha đất nông nghiệp, cấp nước cho sản xuất công nghiệp, sinh hoạt và chăn nuôi cho người dân 2 huyện Châu Thành và Bến Cầu. Ngoài ra, còn có kênh tiêu Hội Thành, Hội Thạnh, Tân Phú – Tân Hưng và các kênh tiêu trục được đầu tư đồng bộ với giao thông nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vận chuyển hàng nông sản với diện tích 7.790 ha thuộc các dự án chuyển đổi cây trồng của 3 huyện Tân Biên, Dương Minh Châu và Gò Dầu.

Qua đánh giá, công tác tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 đạt 149.333 ha. Những năm qua, hạ tầng thủy lợi được đầu tư từng bước theo hướng hiện đại, linh hoạt, bảo đảm cấp nước cho dân sinh, các ngành kinh tế, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh nguồn nước, an ninh lương thực quốc gia, làm thay đổi tập quán sản xuất, cơ cấu cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất, hình thành các vùng sản xuất chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao, chủ động nguồn nước tưới, tiêu…

Kênh TN17.

Tuy nhiên, hệ thống công trình thủy lợi còn chưa được đầu tư kết nối một cách đồng bộ để phát huy hiệu quả đến mặt ruộng, các tuyến kênh tưới dưới 50 ha chưa được đầu tư kịp thời để kết nối hệ thống thủy lợi cấp trên hiện có, do đó, việc mở rộng vùng tưới, diện tích tưới tăng thêm hàng năm còn hạn chế, chưa mang tính toàn diện (tỷ lệ kiên cố hóa đạt 70%, nhưng kết quả tưới chỉ đạt 75,8% so diện tích thiết kế).

Ngoài ra, nguồn nhân lực của hợp tác xã dịch vụ thủy lợi, tổ thủy nông chưa có chuyên môn phù hợp, còn hạn chế về trình độ. Khả năng cân đối thu chi tài chính của tổ chức thủy lợi cơ sở chủ yếu dựa vào kinh phí hỗ trợ 8% giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi từ Công ty TNHH Một thành viên Khai thác thủy lợi Tây Ninh, do đó, mức thu nhập thấp khoảng 2,2 triệu đồng/tháng (bằng 63% của mức lương tối thiểu vùng), chưa thu hút được lực lượng trẻ để kế thừa, góp phần nâng cao năng lực tổ chức thủy lợi cơ sở.

Giang Hà

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục