BAOTAYNINH.VN trên Google News

Tây Ninh thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế 

Cập nhật ngày: 25/03/2022 - 00:30

BTN - Việc thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế trong những năm qua được Tây Ninh triển khai với quyết tâm chính trị cao, trên nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo xây dựng và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị.

Công chức UBND phường An Tịnh (thị xã Trảng Bàng) tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính tại bộ phận Một cửa.

THỐNG NHẤT TRONG NHẬN THỨC VÀ THỰC HIỆN

Từ nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, Trung ương đã ban hành một số nghị quyết quan trọng về tổ chức của hệ thống chính trị như Nghị quyết 39-NQ/TW (năm 2015) về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC); Nghị quyết 18-NQ/TW (năm 2017) về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết 19-NQ/TW (năm 2017) về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp...

Năm 2015, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành kế hoạch tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC giai đoạn 2015-2021, đề ra lộ trình tinh giản biên chế đến năm 2021 toàn tỉnh thực hiện giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015.

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền triển khai đồng bộ, công khai, minh bạch, dân chủ, làm tốt công tác tư tưởng và giải quyết chế độ, chính sách kịp thời, đầy đủ đối với CBCCVC và người lao động theo đúng quy định. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ và Sở Nội vụ phối hợp các cơ quan có liên quan nghiên cứu, xây dựng các văn bản hướng dẫn liên ngành triển khai trên toàn tỉnh.

Năm 2018, tiếp tục cụ thể hoá chủ trương của Đảng về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, UBND tỉnh ban hành Đề án sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, huyện theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XII) giai đoạn 2018-2021 (gọi tắt là Đề án 2414). Đề án 2414 đã được quán triệt, triển khai đến toàn thể CBCCVC và người lao động các địa phương, cơ quan, đơn vị, tạo sự thống nhất trong nhận thức và thực hiện.

Căn cứ Đề án số 2414, các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh xây dựng đề án, kế hoạch để tổ chức lại bộ máy đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời rà soát, điều chỉnh danh mục vị trí việc làm, bảng mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm phù hợp với cơ cấu tổ chức, phục vụ việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý CBCCVC.

100% sở, ban, ngành tỉnh và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt danh mục vị trí việc làm. Trong quá trình thực hiện, các cơ quan, đơn vị cập nhật, thực hiện rà soát lại vị trí việc làm, định mức biên chế CCBC, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm theo hướng dẫn của bộ, ngành Trung ương, kịp thời xây dựng, điều chỉnh danh mục vị trí việc làm, bảng mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm phù hợp.

VƯỢT MỤC TIÊU GIẢM 10% BIÊN CHẾ

Lãnh đạo UBND huyện Dương Minh Châu cho biết, thực hiện chủ trương của Đảng và chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh, huyện đã đề ra các giải pháp sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả thông qua việc thực hiện tinh giản biên chế theo lộ trình, giảm số lượng cấp phó, sáp nhập một số cơ quan, đơn vị có chức năng nhiệm vụ tương đồng.

Đồng thời, nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ CBCCVC trong các cơ quan, đơn vị, địa phương; động viên CBCCVC có trình độ chuyên môn chưa đạt chuẩn, năng lực công tác hạn chế, lớn tuổi, sức khoẻ không bảo đảm nghỉ hưu trước tuổi và thôi việc để hưởng chính sách tinh giản biên chế.

Từ năm 2016 đến nay, huyện đã tinh giản biên chế, cho nghỉ hưu trước tuổi hưởng chế độ đối với 9 trường hợp; đến năm 2021 giảm 42 biên chế và giảm 109 người làm việc thực tế trong các cơ quan, đơn vị so với năm 2015. UBND huyện thực hiện rà soát lại vị trí việc làm đã được phê duyệt và xây dựng lại bảng mô tả công việc, khung năng lực cho từng vị trí việc làm.

Vị trí việc làm tại cơ quan hành chính cấp huyện được chia thành 3 nhóm, cụ thể: nhóm lãnh đạo, quản lý (29,9%); nhóm chuyên môn, nghiệp vụ (60,82%) và nhóm hỗ trợ, phục vụ (9,28%). Việc hợp nhất, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện Dương Minh Châu bảo đảm lộ trình kế hoạch.

Trong giai đoạn 2016-2021, huyện sáp nhập các đơn vị trường học từ 43 xuống còn 38 đơn vị; sáp nhập Trung tâm Văn hoá Thể thao và Đài Truyền thanh. Đến nay, tổng biên chế đơn vị sự nghiệp của huyện là 1.349 biên chế, giảm 34 biên chế so với năm 2015 và giảm 100 người làm việc thực tế so với năm 2015.

Cũng như huyện Dương Minh Châu, các địa phương, sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh đều nghiêm túc thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương và tỉnh về chủ trương tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, góp phần vào kết quả chung của toàn tỉnh. Luỹ kế, từ năm 2015 đến nay, Tây Ninh đã tinh giản được 113 biên chế cơ quan khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, đạt 171,21% so với kế hoạch. Riêng đối với Đề án 2414 của UBND tỉnh, đến nay cơ bản đạt được mục tiêu đề ra; số biên chế công chức và số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập đều giảm trên 10%, vượt so với mục tiêu đề ra.

Theo đánh giá của Sở Nội vụ, quá trình thực hiện tinh giản biên chế đã gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị mang lại kết quả toàn diện, tạo nên sự chuyển biến mới trong hệ thống chính trị: giảm trung gian, giảm đầu mối, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy hệ thống chính trị.

Các phòng, ban và tương đương trc thuc cơ quan chuyên môn cp tnh và phòng, ban chuyên môn thuc UBND cp huyn được sp xếp theo hướng tinh gn, hp lý, không trùng lp chc năng, nhim v, quyn hn, gim các t chc trung gian (chi cc), gim cp phó.

Các đơn v s nghip công lp được sp xếp tinh gn, hp lý, bo đảm nguyên tc cùng nhóm nhim v ch có mt t chc, đơn v thc hin và phi phù hp vi điu kiện của đơn vị, địa phương. Những lĩnh vực, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp mà các doanh nghiệp hoặc thành phần kinh tế khác thực hiện được thì từng bước chuyển giao, chuyển đổi sang mô hình hoạt động như doanh nghiệp hoặc thực hiện xã hội hoá và xem xét giải thể những đơn vị hoạt động hiệu quả thấp.

Tuy nhiên, việc rà soát, sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh vẫn còn chậm do chờ hướng dẫn của Trung ương. Việc cắt giảm biên chế đối với ngành Giáo dục và Y tế gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến công tác chuyên môn khi thiếu người thực hiện nhiệm vụ.

Để tiếp tc thc hin ch trương tinh gn t chc, bộ máy, tinh giản biên chế trong giai đoạn mới, Tây Ninh đề nghị Bộ Nội vụ phối hợp các bộ, ngành Trung ương có ý kiến thống nhất về mô hình tổ chức tại địa phương như Dân s, Kế hoạch hoá gia đình, Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp.

Đề nghị Bộ tham mưu Chính phủ ban hành các văn bản như danh mục vị trí việc làm công chức dùng chung, nghiệp vụ chuyên ngành, làm cơ sở để địa phương triển khai thực hiện việc sắp xếp, kiện toàn đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp, đúng quy định.

Kết quả thực hiện Đề án 2414 tính đến ngày 15.11.2021 
(so sánh với năm 2015):
Số lượng phòng, ban, chi cục sau sắp xếp đã giảm 40/150 đơn vị (đạt tỷ lệ giảm 26,66%).
Số lượng đơn vị sự nghiệp công lập giảm 107/741 đơn vị (đạt tỷ lệ giảm 14,44%).
Số lượng biên chế công chức giảm 204 biên chế (đạt tỷ lệ giảm 10,15%).
Số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập giảm 2.124 người (đạt tỷ lệ 11,01%), vượt mức so với kế hoạch đề ra.
Số lượng tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP, 113/2018/NĐ-CP và 143/2020/NĐ-CP của Chính phủ là 520 trường hợp, tương ứng 10,57%.
Giảm 43 cấp phó (đạt tỷ lệ giảm 10,51%).

Phương Thuý