Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tết Nguyên tiêu- Sinh hoạt văn hoá, tâm linh của người Việt
Thứ bảy: 12:51 ngày 19/02/2011

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Theo phong tục của người Việt Nam, Tết Nguyên tiêu được coi là ngày Tết cuối cùng dịp Tết Nguyên đán truyền thống.

Theo phong tục của người Việt Nam, Tết Nguyên tiêu được coi là ngày Tết cuối cùng dịp Tết Nguyên đán truyền thống. Đó cũng là ngày rằm đầu tiên của năm theo phong tục của những nước tính lịch theo mặt trăng như Trung Quốc, Ấn Độ.... Nó trở thành nét sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của những người Việt.

Ý nghĩa của Tết Nguyên tiêu

Đối với hầu hết các chùa Việt, trọng tâm của hội rằm tháng Giêng (Tết Nguyên tiêu) là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng và phát triển cho nhân dân và đất nước. Vì thế, ngày càng đông người đến chùa, lễ Phật, cầu nguyện trong ngày rằm tháng Giêng. Đó là một tín hiệu tốt, thể hiện rõ nét tinh thần “Đạo pháp và Dân tộc”. Các chùa chiền được sửa chữa, tôn tạo  to đẹp, khang trang cùng với sự quan tâm khôi phục các lễ hội văn hoá truyền thống dân tộc của các cấp chính quyền và nhất là ý thức tìm về những giá trị sống của tổ tiên thông qua các lễ hội văn hoá của nhân dân được đánh thức mạnh mẽ thì việc tham dự các lễ hội như hội rằm tháng Giêng là tất yếu.

Câu “Lễ cả năm không bằng rằm tháng Giêng” nói lên tầm quan trọng của hội rằm tháng Giêng trong tâm thức người Việt và những dân tộc Á Đông nói chung. Tùy thuộc vào văn hoá tín ngưỡng của mỗi vùng miền, tục cúng rằm tháng Giêng trong dân gian khác nhau nhưng mang ý nghĩa lớn nhất là cầu phúc.

Ngày khởi động năm mới...

Sau một năm lao động vất vả, người dân tự thưởng cho mình một thời gian ngắn để nghỉ ngơi, du xuân. Vì vậy, Tết Nguyên tiêu đánh dấu sự kết thúc tháng “ăn chơi” để bắt tay vào công việc của một năm mới.

Tại các nhà thờ họ, trưởng họ, trưởng tộc thường triệu tập những thanh niên học cao, hiểu rộng, có tài và đức lên đọc bản báo cáo thành tích một năm hoạt động với tổ tiên. Qua đó để thấy được sự hưng vượng của dòng họ và giáo dục các thế hệ con cháu một cách tốt nhất. Sau đó, các bô lão tổ chức ngắm trăng, thi đọc thơ hoặc chơi tổ tôm, tam cúc. Sau ngày này, họ thường cất hoặc đốt những bộ trò chơi này đi để thúc giục con cháu khởi động một năm mới làm việc chăm chỉ, thi cử đỗ đạt.

Cúng ngày rằm tháng Giêng, cầu sức khỏe, bình an, tài lộc trở thành một trong những nét sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của người Việt. Mong rằng Phật giáo và các chùa trên địa bàn thành phố có những biện pháp hướng dẫn phật tử và nhân dân giữ gìn nét đẹp văn hoá truyền thống, không biến phong tục thành những hủ tục.

K.D (st)

 

Từ khóa:
Tin cùng chuyên mục