Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thách thức trong việc chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Thứ bảy: 08:23 ngày 03/08/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Chuyển đổi số mở ra cơ hội chưa từng có cho Việt Nam. Chuyển đổi số đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống và kinh doanh để Việt Nam có thể phát triển, hội nhập với các nước trên thế giới một cách nhanh chóng. Tuy vậy vẫn còn nhiều thách thức để doanh nghiệp khởi động lộ trình số hiệu quả, đúng cách.

Tại sao cần chuyển đổi số?

Việt Nam hiện nay đang đứng trước làn sóng các tổ chức, chính phủ nhà nước, doanh nghiệp chuyển đổi số một cách mạnh mẽ. Chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ hiện nay và mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp.

Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp đó là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hoá được năng suất làm việc của nhân viên... những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần nhanh chóng thích ứng, thay đổi mình để có thể đáp ứng những yêu cầu trong quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, quá trình này không phải lúc nào cũng suôn sẻ.

Những khó khăn doanh nghiệp thường gặp phải khi tiến hành chuyển đổi số?

[1] 

Rào cản về chi phí đầu tư: Chuyển đổi số đòi hỏi sự đầu tư lớn về công nghệ, hạ tầng và con người. Chi phí cho việc nâng cấp hệ thống, mua sắm phần mềm và đào tạo nhân viên có thể khá cao. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, điều này có thể là một gánh nặng tài chính lớn, gây khó khăn trong việc triển khai.

Thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số: Một trong những thách thức lớn nhất là thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và kinh nghiệm về công nghệ số. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp là một quá trình tốn kém và mất nhiều thời gian. Thiếu chuyên gia về chuyển đổi số có thể làm giảm hiệu quả của quá trình chuyển đổi số.

Chưa có cơ sở hạ tầng công nghệ số: Hạ tầng công nghệ số được coi là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số. Tuy nhiên chi phí đầu tư cao sẽ dẫn đến việc có thể thiếu hụt cơ sở hạ tầng để doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số một cách hiệu quả và toàn diện.

Chưa phổ cập rộng rãi cho nhân viên về chuyển đổi số: Để dẫn dắt và triển khai chuyển đổi số thành công, người lao động cần phải được đào tạo đầy đủ nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số. Việc người lao động ngại thay đổi và bước ra “vùng an toàn” có thể khiến việc triển khai chuyển đổi số trở nên khó khăn hơn.

Vấn đề bảo mật: Sợ rò rỉ dữ liệu cá nhân, doanh nghiệp. Chuyển đổi số không còn là khái niệm mới, tuy nhiên e ngại về vấn đề bảo mật thông tin khi sử dụng các giải pháp công nghệ vẫn khiến các doanh nghiệp e ngại, chưa dám bước ra khỏi giới hạn an toàn để thay đổi.

Thay đổi văn hoá doanh nghiệp: Chuyển đổi số không chỉ là thay đổi về công nghệ mà còn là thay đổi về văn hoá doanh nghiệp. Sự thay đổi này đòi hỏi sự chấp nhận và tham gia từ tất cả các cấp bậc trong tổ chức, từ lãnh đạo đến nhân viên. Việc thay đổi văn hoá doanh nghiệp để phù hợp với tư duy số hoá là một thách thức không nhỏ.

“Chìa khoá” chuyển đổi số thành công

Để khởi động lộ trình chuyển đổi số hiệu quả, quá trình chuẩn bị là yếu tố quan trọng tiên quyết. Bên cạnh việc chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực, hiểu biết, doanh nghiệp cần lựa chọn đúng đối tác song hành.

Đơn cử cho hiệu quả dự án số hoá thành công có thể kể tới “hành trình chuyển đổi số chỉ tiến, không lùi” của công ty Dược phẩm Boston Việt Nam.

Là doanh nghiệp liên doanh với Boston Hoa Kỳ, Boston Pharma là thương hiệu dược phẩm hàng đầu về chất lượng với sứ mệnh kiến tạo cộng đồng sống khoẻ thông qua việc cung ứng các sản phẩm chất lượng với mục tiêu tối ưu hoá chi phí điều trị.

Trong bối cảnh Covid-19 bao trùm thế giới và Việt Nam, Boston Pharma vẫn phát triển mạnh mẽ. Thời điểm đó, ngành dược dễ được hiểu là "gặp thời" khi nhu cầu dược phẩm gia tăng liên tục. Thế nhưng, nếu không có chiến lược hợp lý và sự chuẩn bị khẩn trương, thích ứng kịp thời theo tình hình mới thì không phải công ty nào cũng có thể vừa đón sóng cơ hội, vừa giữ vững vị thế như Boston Pharma khi đó.

Công nghệ chính là chìa khoá, là đòn bẩy để công ty vươn lên mạnh mẽ trên chặng đường bứt phá. Theo đó, Boston Pharma đã hợp tác cùng FPT IS - đơn vị tư vấn chuyển đổi số chuyên nghiệp, đã đưa công nghệ vào vận hành, số hoá đồng bộ nhờ tích hợp hệ thống quản trị ERP với ứng dụng bán hàng Boston Sale, robot tự động xử lý quy trình, tổng đài ảo, từ đó mở ra những thay đổi mang tính bước ngoặt.

Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP SAP S/4HANA được áp dụng toàn diện tại Boston Pharma với khả năng vận hành đa dạng như: Triển khai đặt hàng trực tiếp từ khách hàng & trình dược viên (app Boston Sale); Quản lý giao hàng (app Boston Delivery); Quản lý hiệu quả đội ngũ kinh doanh (app Boston MR) và hệ thống kiểm soát SAP cho Quản lý bán hàng phân phối (SD), Tài chính - Kế toán (FICO)… Hệ thống là chìa khoá để Boston Pharma xây dựng cơ sở dữ liệu lớn nhằm tối ưu hóa mọi hoạt động.

Chiến lược chuyển đổi số của Boston Pharma là thành công điển hình trong việc đưa công nghệ trở thành lợi thế kinh doanh. Trên sự dịch chuyển liên tục đó, chuyển đổi số không đơn thuần là "mua sắm sản phẩm" mà phải thực sự xuất phát từ mục tiêu kinh doanh để có chiến lược công nghệ đúng đắn.

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH FPT IS

  • Địa chỉ: Số 10 phố Phạm Văn Bạch, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội, Việt Nam.
  • Website: fpt-is.com
  • Điện thoại: +84 24 3562 6000 – +84 24 7300 7373
  • FAX: +84 24 35624850
  • Email: contact@fpt.com
data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục