Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Thăm đình Trường Tây
Thứ ba: 05:41 ngày 19/11/2013

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Đình Trường Tây (ấp Trường Huệ, xã Trường Tây, huyện Hoà Thành) được xây dựng cách nay khoảng 150 năm, thờ ông Trần Văn Điền- người đã có công di dân, mở làng xây dựng vùng đất xã Trường Tây.

Đình Trường Tây (ấp Trường Huệ, xã Trường Tây, huyện Hoà Thành) được xây dựng cách nay khoảng 150 năm, thờ ông Trần Văn Điền- người đã có công di dân, mở làng xây dựng vùng đất xã Trường Tây.

(BTNO)- Đình Trường Tây (ấp Trường Huệ, xã Trường Tây, huyện Hoà Thành) được xây dựng cách nay khoảng 150 năm, thờ ông Trần Văn Điền- người đã có công di dân, mở làng xây dựng vùng đất xã Trường Tây.

Tư liệu của Bảo tàng Tây Ninh ghi lại là: “Vì bất hợp tác với Pháp, nhiều người đi tìm vùng đất mới để sinh sống, trong số đó có ông Trần Văn Điền (theo truyền thuyết gốc người Gia Định) cùng gia đình ngược dòng sông Vàm Cỏ Đông đến vùng Trường Tây ngày nay để khai hoang định cư sinh sống. Với đức tính cần cù, siêng năng ông đã tạo nên một làng trù phú, dân cư ngày càng sung túc. Tuy nhiên do làm việc quá sức nên ông bị lao lực  và mất. Sau khi mất ông được nhân dân trong vùng chôn cất tại ấp Trường Huệ…”.

Bóng đa trước đình Trường Tây

Tương tự như đình Trường Đông, đình Trường Tây nằm ven bờ, quay mặt ra sông Vàm Cỏ Đông. Có khác là ở chỗ trước đình có trồng cây đa dễ chừng cũng phải hơn trăm năm tuổi, cành vươn dài oằn nặng. Có lẽ vì sợ mưa gió làm gãy cành nguy hiểm cho người dân sống ở quanh đình nên ai đó đã “tỉa” bớt cho gọn. Theo lời ông Võ Thanh Hùng – Trưởng ấp Trường Huệ, cây đa cũng chính là một trong những cơ sở để đình được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh (theo Quyết định số 246/QĐ-UBND, ngày 22.11.2005 của UBND tỉnh Tây Ninh).

Đình do dân dựng, lại không có sắc phong, không có văn bản nào để xác định “tuổi”. Chỉ đến khi có lập luận rằng, thường thì xây đình xong mới trồng cây đa, chẳng ai làm ngược lại, mọi người mới “à ra thế!”

Xưa nay, phần lớn Thành hoàng bổn cảnh của làng xã thường được vua sắc phong, thế nhưng ông Trần Văn Điền lại được dân phong là Thành hoàng, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ các bậc tiền hiền có công mở đất của người dân địa phương. Hằng năm, đến ngày 10 – 11.2 âm lịch, đình tổ chức lễ hội kỳ yên.

Trưởng ấp Võ Thanh Hùng cho biết thêm: Cách đây hơn 30 năm, khi cha tôi còn sống, ông kể xưa kia người dân vùng đất làm lúa chỉ một vụ, và làm ở đồng bưng bên kia sông Vàm Cỏ. Vào những ngày sắp đến lễ hội kỳ yên, lớp người dân tụ tập chuẩn bị sang sông gặt lúa, lớp ghe xuồng chở lúa về cặp trước bến đình, đông vui lắm. Kỳ yên không chỉ là lễ tưởng nhớ công đức của Thành hoàng mà còn là hội mừng mùa vụ bội thu của người dân Trường Tây. Bây giờ nhà cửa san sát, bến đình cũng hẹp dần nên khung cảnh không còn đẹp như trước, dù kỳ yên năm nào cũng đông.

Trong tư liệu của Bảo tàng Tây Ninh có ghi: “Mái của chính đình được lợp ngói vảy cá, đỉnh nóc được đắp “Lưỡng long triều nhựt”, 4 góc mái gắn đầu đao hình vân mây…”. Thế nhưng, không giống như đoạn trích ở trên và nhiều ngôi đình khác trong tỉnh, đình Trường Tây bây giờ không lợp ngói mà lợp bằng thiếc giả ngói, “kim cổ giao duyên”, hơi kỳ kỳ! Trên đỉnh nóc cũng có lưỡng long triều nhật đàng hoàng, nhưng cũng đều được cắt, vẽ lại bằng thiếc. Tôi cũng lạ, dường như đình mới được trùng tu, bằng chứng là ban thờ Thần Nông phía trước đình đắp số 2011 đỏ chót, cớ gì không lợp ngói mà lại lợp thiếc.

Hỏi trưởng ấp Võ Thanh Hùng hay ông Lê Trọng Liêm- nguyên là thành viên của Ban Hội đình trước kia, họ đều bảo không biết. Họ và những người dân sống quanh đình vẫn ước ao Nhà nước hay các mạnh thường quân là “con em ở Trường Tây” hỗ trợ lợp mái ngói, để đình ra đình. Mà thật, “kim cổ giao duyên” không trang nghiêm thế này, bản sắc văn hoá dường như cũng phai nhạt dần.

Đặng Hoàng Thái

 

 

Từ khóa:
Tin cùng chuyên mục