Bến Tre được hình thành trên
ba dãy đất cù lao (cù lao Bảo, cù lao Minh và cù lao An Hóa), thiên nhiên đã ban
tặng cho vùng đất Bến Tre có 04 con sông lớn bao bọc xung quanh: sông Hàm Luông,
Cổ Chiên, Ba Lai và Sông Tiền đã mang nhiều phù sa màu mỡ bồi đắp cho vùng đất
Bến Tre nguồn tài nguyên sinh thái phong phú, đa dạng. Vì vậy, Bến Tre là một
trong những điểm đến du lịch sinh thái – sông nước - miệt vườn đậm chất Nam Bộ
rất được du khách ưa chuộng, đặc biệt, là đối với du khách quốc tế.
Ngoài lợi thế tiềm năng dựa
vào thiên nhiên, Bến Tre còn là một trong những vùng đất giàu truyền thống văn
hóa, cách mạng, vùng đất “địa linh nhân kiệt” với hệ thống di tích lịch sử và
những công trình kiến trúc văn hóa khá lớn. Đây cũng là lợi thế để Bến Tre kết
hợp khai thác du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch về nguồn…
Có thể nói vùng đất
Bến Tre là một trong những
nơi sinh ra
nhiều vị tướng cách mạng.
Năm 2011 Bến Tre đã có
24 vị được phong hàm
tướng, trong đó
huyện Giồng Trôm có đến
11
vị tướng.
Và chẳng biết tự bao giờ
trong tiềm thức người dân xứ dừa Bến Tre luôn kính trọng, ngưỡng mộ, tôn nghiêm
nhớ đến
Nữ tướng
Nguyễn Thị Định
và luôn gọi bằng
“Cô Ba” với
cả tấm lòng thân thương trìu mến. Tưởng nhớ về Cô Ba, người dân Bến Tre hình như
ai cũng biết
Cô Ba quê ở xã
Lương Hòa, huyện
Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Cô tham gia cách mạng lúc mới 16 tuổi. Năm 1938, Cô
được kết nạp vào Đảng Cộng
sản
Đông Dương. Năm 1946, Cô là thành viên trong đoàn cán bộ của Khu 8 vượt biển ra
Bắc gặp Bác Hồ để báo cáo tình hình cách mạng
miền
Nam và xin chi viện vũ khí. Từ đó, tên tuổi của Cô Ba Định gắn liền với huyền
thoại “Đường Hồ Chí Minh trên biển”. Và sau đó Cô Ba đã cùng Tỉnh ủy Bến Tre
lãnh đạo nhân dân nổi dậy phá thế kìm kẹp của địch tại ba xã Định Thủy, Bình
Khánh và Phước Hiệp (huyện Mỏ Cày,
nay là huyện Mỏ Cày Nam) đã làm nên phong trào Đồng Khởi vào
ngày 17/01/1960, mở đầu cho cao trào đồng loạt nổi dậy trong toàn tỉnh và cả
miền Nam lúc bấy giờ. Với nhiều kinh nghiệm trong chỉ huy thắng lợi phong trào
Đồng Khởi ở Bến Tre, tháng 5/1961, Cô Ba là Khu ủy viên Khu 8 và đã tiếp tục xây
dựng, phát huy có hiệu quả sức mạnh của “Đội quân tóc dài” làm cho quân thù
khiếp sợ.
Cô Ba có 56 năm
hoạt động cách mạng kiên cường, liên tục, đã gắn bó với những chặng đường đấu
tranh vô cùng oanh liệt của dân tộc. Cô là sự kết hợp hài hòa giữa đức tính can
trường, dũng cảm của một chiến sĩ cách mạng với lòng nhân ái, bao dung, dịu hiền
của người phụ nữ Việt Nam.
Để tri ân công lao
đóng góp của Cô Ba đối với quê hương, đất nước, cuối năm 2000,
nhân dân Bến Tre đã khởi công xây dựng đền thờ Cô Ba tại quê nhà
và đưa vào phục vụ vào cuối năm 2003 và tên gọi là “Khu lưu niệm Nguyễn Thị
Định”, tọa lạc tại ấp Phong Điền, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, Bến Tre,
nằm trên
đường tỉnh 885, cách thành phố Bến Tre khoảng 09km. Xã Lương Hòa quê hương của
Cô Ba còn có tên “Làng Môncađa”, vì
theo lời đề nghị của đồng chí Trưởng đoàn Ủy ban Cuba đoàn kết với Việt Nam,
Pêtrô Palaxiôt, trong dịp lễ kỷ niệm lần thứ 24 ngày Đồng Khởi tổ chức tại Bến
Tre (09.01.1984) và lãnh đạo tỉnh Bến Tre quyết định chọn xã Lương Hòa làm địa
phương kết nghĩa với Cuba mang tên “Làng Môncađa”.
Môncađa là nơi phóng lên phát pháo hiệu mở đầu cho
cuộc khởi nghĩa
giải phóng Cuba khỏi ách thống trị của bọn bù nhìn Batixta. Như vậy, ở đất nước
Cuba có tên "Làng Bến Tre", và ở Việt Nam, xã Lương Hòa được mang tên “Làng
Môncađa” - biểu tượng đoàn kết của hai dân tộc anh em Việt Nam - Cuba.
Khu lưu niệm Nữ
tướng Nguyễn Thị Định rộng gần 15.000 m2, cổng được xây dựng theo dạng cổng tam
quan của đình làng nông thôn Việt Nam, trụ rào theo kiểu thức thống nhất của
cổng, rào bằng thép thông thoáng có hoa văn trang trí ở phía trước. Trong đó,
đền thờ Cô Ba Định được xây cao ráo, thoáng mát, theo kiểu tứ trụ, cột tròn mái
hai tầng chồng diềm uốn cong ở 4 góc, diềm mái đầu cột, đầu hồi có trang trí họa
tiết. Đền có 03 cửa ra vào, xung quanh có hành lang rộng. Trong đền thờ là tượng
đồng chân dung vị Nữ tướng Nguyễn Thị Định, với trang phục áo bà ba khăn rằn
quấn cổ, hình ảnh được người dân xứ dừa nhớ nhất khi nghĩ đến Cô Ba, được đặt
trang trọng trên bệ đá hoa cương. Trước đền là sân lễ, cây kiểng được trồng xung
quanh các công trình kiến trúc, các trục đường đi bộ nối với những mảng cỏ xanh
đệm ở phía trước, tạo cho toàn khu vực thêm vẻ mỹ quan, hài hòa, ấn tượng. Ngoài
đền thờ còn có phòng trưng bày hiện vật, hình ảnh, tư liệu để minh họa về cuộc
đời và sự nghiệp cách mạng của Cô Ba. Đây là một trong những công trình văn hóa
điểm thêm một dấu son trong công tác giáo dục truyền thống lịch sử của Bến Tre.
Khu lưu niệm
Nguyễn Thị Định đã thật sự trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách, là điểm hẹn
về nguồn thật sự có ý nghĩa với mọi thế hệ, là điểm tổ chức các buổi giao lưu,
gặp gỡ, tọa đàm, họp mặt của phụ nữ các cấp, là nơi tổ chức các buổi dã ngoại,
hội trại,…
và những buổi ngoại khóa cho học sinh, sinh viên về đây tìm hiểu
về thân thế sự nghiệp của Cô Ba – Nữ tướng Nguyễn Thị Định. Hàng năm, vào ngày
28/7 âm lịch
là ngày giỗ
của Cô Ba, ngoài sự có mặt của gia đình, người thân, bè bạn,…
còn có cả du khách trong, ngoài tỉnh đến đây viếng đền Cô Ba rất đông và tham
gia vào các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt giao lưu, nghe kể chuyện
xưa bên các hiện vật cụ thể tại phòng trưng bày của Cô Ba.
Đ.T (st)