Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTNO) -
Vườn Quốc gia U Minh Thượng giáp ranh (phía Bắc) với Vườn Quốc gia U Minh Hạ (tỉnh Cà Mau), thuộc xã An Minh Bắc và Minh Thuận, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, có tổng diện tích 21.000 ha, trong đó vùng lõi là 8.033 ha, còn lại là vùng đệm.
Năm 2003, Vườn Quốc gia U Minh Thượng được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới và đến ngày 13/8/2013 tiếp tục được công nhận là Vườn Di sản ASEAN. Ðây là vườn di sản đầu tiên về đất than bùn của khu vực và là Vườn Di sản ASEAN thứ 5 của Việt Nam; 4 Vườn Di sản ASEAN được công nhận trước đó là: Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Ba Bể (Bắc Kạn), Chư Mon Rang (Kon Tum), KoKaKinh (Gia Lai).
Ngoài cây tràm bản địa, Vườn Quốc gia U Minh Thượng còn có 234 loài thực vật, 32 loài thú, 186 loài chim, 39 loài bò sát và lưỡng cư, 34 loài cá, đặc biệt là có nhiều loài quý hiếm, đặc trưng và nguy cấp đang được bảo vệ nghiêm ngặt; tiêu biểu là 10 loài sau: cầy vòi đốm, dơi ngựa lớn, mèo cá, ếch giun, già đãy nhỏ, kỳ đà vân, lợn rừng, rái cá lông mũi, trăn gấm, têtê Java. Riêng sân chim có diện tích 44 ha được xem là lớn nhất vùng ÐBSCL với nhiều loài quý hiếm như: điêng điểng, cò nhạn, cò ốc, đại bàng đen, hạc cổ trắng, nhiều giống gà nước…
Vườn Quốc gia U Minh Thượng được thế giới đánh giá cao về tính đa dạng sinh học và là một trong những vườn quốc gia của Việt Nam tham gia dự án phục hồi và sử dụng bền vững đất than bùn trong khu vực Ðông Nam Á.
Những chiếc tắc ráng xuôi ngược đưa rước khách tham quan trong rừng.
Bãi ăn của các loài chim.
Bông tràm.
Têtê Java.
Chim điêng điểng.
Gà nước (trích cồ).
Theo baocamau