Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thằng chả ấy
Chủ nhật: 08:41 ngày 03/09/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Bao nhiêu năm rồi thằng chả vẫn là thằng Hùng nhộng khoai hoạt đầu ngày trước.

Tôi gặp lại hắn sau hơn bốn chục năm bặt vô âm tín. Qua mấy lần tiếp xúc, vẫn cái mồm mép tía lia như xưa, hễ nhắc đến vị nào là đại gia hay quyền thế có thể mưu lợi được thì hắn trịnh trọng anh Ba hay chị Bảy, còn thì tuốt luốt khinh bạc gọi người ta là thằng chả ấy hay con mẻ ấy. Biệt danh Thằng chả ấy người đời gán cho hắn có lẽ là do vậy. Không biết bây giờ vợ và thằng con trai hắn ngoài Bắc đã biết hắn còn sống sờ sờ và đang ở trong này không. Chứ tuyệt nhiên hắn không hề đả động hỏi han xem họ ra sao.
 

Hôm ấy, tôi được dự một hội nghị của giới văn nghệ hàng tỉnh, gần hết giờ giải lao giữa buổi sáng, đang ngơ ngẩn thả hồn đâu đâu thì bị giật thột bởi một cái vỗ vai đau nhói cùng lúc nghe một giọng đặc Nam bộ sát sau lưng:

- Ông K… chẳng khác xưa tí nào. Nhận ra mình không?

Đột ngt đứng trước tôi là mt người khó đoán được bao nhiêu tui. Nhưng mà ai thế nh? Mt ông cao ln, áo qun chi chut, hai má mp chy x nhng m, l hoc. Nhưng đôi mt ti hí như si ch gian giảo liếc ngang coi b quen quen. Không l là hn? Mà sao hn li nói ging rt Nam b? Như đọc được ý nghĩ ca tôi, hn nm tay tôi suồng sã lc lc:

- Quang nhộng khoai K8 đây. Tao khác xưa đến thế cơ à?

- Ối trời ơi! Sao mày biệt tăm tích vậy? Mà lại giọng Nam bộ đặc sệt thế?

- Ông biết tôi là nhộng khoai ngoáy đầu mà. Để cho dễ hoà đồng ông ạ.

Chuyện tới đó thì chuông báo giờ vang lên. Chúng tôi ai về ngồi đúng vị trí của mình. Trong suốt thời gian vị khách mời thuyết trình dài dòng trên bục giảng, tôi chỉ hắn và hỏi khẽ ông bạn già khá thân ngồi bên cạnh. Ông trề môi rì rầm:

- Thằng chả ấy à? Tôi tưởng chả dân miền Tây. Những bài viết ký bút danh XX với YY là của nó.

Rồi ông khe khẽ thông tin:

- Nó chẳng phải dân văn chương đích thc đâu. Mượn màu son phn để mưu cu cái khác đó thôi. Tôi biết nó t hi đầu tám mươi ln. Ch hiu thế nào hn được bà m ông Sáu P tnh ta nhn làm con nuôi. Độp mt cái ch có tên trong vài ban ci to, thc hành vài d án gì đó, hng binh cán tép riu thôi, nhưng sau này toé loe nhiu chuyn lm, mt s b k lut nng. Riêng ch thoát. Mà li được bng mi tài. Có trong tay vài chc héc-ta đất rừng chuyển đổi sang nông nghiệp ở vị trí canh tác tiện lợi như mơ, nó sang nhượng ngon lành, lên được ngôi nhà đầu phố đẹp nức nở. Vợ nó là con gái lớn một vị chánh phó giám đốc sở gì gì thời ấy.

Tôi thầm thốt lên: À ra vậy. Vậy ra mấy năm nay, thi thoảng tôi thường vẫn đọc văn hắn trên vài ba tạp chí hàng tỉnh mà không biết. Có lẽ bởi chất giọng văn Nam bộ y như thiệt nên chẳng thể ngờ tác giả lại là dân Bắc kỳ chính cống. Cái thằng hoạt đầu này ngày xưa chúng tôi đặt cho nó biệt danh Hùng nhộng khoai vẫn chứng nào tật ấy. Con nhộng khoai nằm trong luống đất khoai. Nó to bằng ngón tay út, vỏ cứng nhiều đốt màu cánh gián. Chẳng biết sẽ nở thành con côn trùng gì, nhưng cái đầu như đầu tôm của nó hơi có tiếng động là ngọ nguậy tứ phía. Thằng Hùng cũng vậy, khôn ngoan và thay đổi giảo hoạt chẳng ai bằng. Người nào cho nó cái biệt danh nhộng khoai là tinh đời lắm. Được cái ngày ấy nó chẳng hại ai, chuyên vay mượn kiến thức của bạn bè rồi biến hoá thành bài luận của mình mà nổi tiếng ưu tú toàn khoa, toàn lớp. Năm học vài kỳ điền dã các miền văn hoá, đoàn nào có nó thì cứ yên tâm no đủ sinh hoạt hằng ngày. Lên với bản Mường, trong khi chúng tôi còn ngơ ngác thì ngay hôm sau nó đã liến láu vài câu chào hỏi: gia ti no? Ho ti dốn (Anh, chị đi đâu đấy? Tôi đi chơi) giọng đặc dân tộc. Trong khi chúng tôi tản ra khắp bản hỏi hỏi han han người già, ghi chép, ghi âm, vật lộn phiên dịch những câu ca cổ thì nó phới đi với các em gái Mường eo lưng lăn lẳn và mềm mại như mối chúa. Chiều chiều từng tốp mấy sơn nữ đi nương về váy đen xắn qua hai đầu gối mũm mĩm trắng muốt, vừa đấm lưng nhau vừa líu lo qua sát nhà sàn chúng tôi ở trọ. Chúng tôi chỉ dám hé mắt nhìn qua kẽ vách thì nó thò hẳn cái đầu tóc bồng bềnh qua cửa sổ, miệng cười trắng loá du dương câu dân ca Thái: Nọong ơi! Mì phục mì phà bố mì cần nòn (Em ơi! Có chiếu có chăn mà chẳng có người ngủ chung.) A lúi! Cán bộ Hùng hát hay quá, đẹp trai quá. Các em cúi mặt e thẹn rinh rích cười nhưng nhng bàn tay búp măng đẹp tuyt trn li mnh dn thi nhau ném ti tp lên sàn nào măng tre, nào chùm dâu da đất và vài xâu tai chua, chưa nu thành canh đã thy ming nhu nước miếng thèm thung. Còn các mế, các b, ch cn vài bn nó la cà lên sàn chơi là có ngay vài ng na rượu, có ngay cơm nếp tng gi lèn cht, không nhn các mế gin tht đấy. Trưởng đoàn có cái máy nh Paratica cà t, nó dám ly đeo tòng teng vào c, gp em nào, gp mế nào cũng giương lên ngm ngm nghía nghía ri bm toách toách, sau đó là li ha khi v Th đô s gi nh lên. Trong khi rut máy mt tc phim cũng không có. Nh vy chúng tôi có được mt ba gà thiến luc đầy mt mâm, trưởng đoàn biết chuyn chi rm rm, nó ch cười h h. Gn đến ngày v, đòi chúng tôi san s cho nó mi người mt ít thu hoch vi lý do không có nó b thi gian dân vn c đoàn mc mép. Vy mà bn báo cáo thu hoạch cá nhân ca nó li được trưởng khoa khen tư liu phong phú và có nhiu phát hin.

Sau năm năm học, tốt nghiệp, tôi và nó cùng về tỉnh nhà công tác. Tôi lẹt đẹt nhân viên chuyên môn mãi chẳng thay đổi. Nó cứ vậy, làm ít chơi nhiều, mồm miệng đỡ chân tay mà lên vù vù, lương cán sự chưa nóng chỗ đã nhảy chuyên viên, còn ngấp nghé phó phòng. Tôi dám chắc nếu không có chiến tranh nhất định nó sẽ thăng tiến vèo vèo, rồi về hưu ở cương vị cao cao nào chẳng biết. Nhưng trước ngày chiến thắng, nó đủ tiêu chuẩn động viên vào quân đội. Tôi bị đau dạ dày mãn tính được miễn. Ngày nó lên đường, tôi đến nhà nó chia tay, nó khóc chẳng biết xấu hổ trước mặt vợ và thằng con chừng dăm tuổi. Lúc bắt tay ra về, nó ghé tai tôi: Lúc này tao thèm cái bệnh dạ dày chết tiệt của mày quá. Tôi cho đó là lời thật thà nhất trong đời nó. Rồi nó biệt tích luôn từ ngày ấy. Sau 1975, vợ con nó vô vọng đợi hoài. Hỏi tỉnh đội thì chỉ biết tên nó không có trong hồ sơ liệt sĩ, cũng không có trong danh sách chiêu hồi hay tù binh. Từ buổi gặp lại nó, tôi mới biết nó có mặt ở tỉnh Tây Ninh này là vì có “thành tích” mấy năm chiến tranh, nó là lính tục tạt bị gom về hậu cứ chăn lợn, trồng rau. Sau hoà bình, đơn vị này giải thể, nó xấu hổ không dám về làng. Cái lý do này tôi nghĩ chỉ đúng vài phần. Còn vì sao hắn lạc vào cái hội viết lách hàng tỉnh này thì tôi nghĩ đơn giản, dân Đại học Tổng hợp văn mấy ai không ngứa tay thơ phú. Nhưng mà một bạn phóng viên khá thông thạo tin tức quả quyết thằng chả ấy đổi nghề, già rồi, gà què ăn quẩn cối xay thôi. Không có thẻ phóng viên nhưng hầu hết các xí nghiệp, công ty trong tỉnh đều bị thằng chả bám dai như đỉa đói đòi quảng cáo để ăn hoa hồng hai mang. Vô phúc công ty nào có vấn đề thì khốn khổ với hắn. Cái dư luận nhiều ban giám đốc chỉ thị cho bảo vệ hễ thấy mặt thằng chả ấy lò dò đến cổng cơ quan là phải bảo lãnh đạo đi vắng rồi, giới văn nghệ ai chẳng nghe qua.

Tôi đã đến nhà tác giả XX, YY vài lần. Hắn dặn chớ cho ai biết biệt danh Hùng nhộng khoai của hắn. Hỏi vợ con ngoài Bắc giờ ra sao hắn đáp ậm ừ qua loa. Tôi biết có lục vấn đến cùng thì cũng chỉ được nghe hắn nói dối thôi. Hắn cũng đến chơi nhà tôi vài lần. Một bữa đụng lúc tôi và ông bạn già sĩ quan về hưu đã hơn chục năm đang chơi cờ. Ông nhận ra hắn nhưng vờ như không biết. Hôm sau ông hỏi tôi: Thằng chả hôm qua quan hệ với ông thế nào. Rồi kể luôn:

- Thằng này hồi 72 đại đội tôi sắp vào một trận đánh lớn thì hắn trốn mất tiêu. Sợ hắn là trinh sát, nắm biết ngày giờ xuất kích, báo cho địch thì hỏng chuyện. Tôi cho lính lùng bắt, nếu cố tình chống cự thì bắn chết. Phúc tổ hắn thoát. Trận ấy chỉ thay đổi chút ít kế hoạch tác chiến, vẫn thắng lớn. May không có biểu hiện hắn chiêu hồi. Ngày tôi còn công tác trên tỉnh đội, đánh hơi biết chúng tôi có kế hoạch xây trăm căn nhà tình nghĩa, hắn mò đến xin thầu. Tôi nhận ra hắn, điềm nhiên bảo, tôi sẽ cho anh đấu thầu công bằng. Nhưng giở trò láu cá gian dối như hồi 72 thì tôi bắn bỏ, lần này thì không trượt như ngày anh đảo ngũ đâu. Thằng chả chạy mất hút.

À ra vy. Bao nhiêu năm ri thng ch vn là thng Hùng nhng khoai hot đầu ngày trước. Mt ln tôi và thng ch ngi quán ung nước, tôi chân tình gi chuyn:

- Nói giọng Nam bộ riết, quên mất giọng Ninh Bình rồi sao?

Hắn phun ra một tràng:

- Con tâu tắng cột bờ te tụi, ăn no béo tòn một cái tống teo (Con trâu trắng cột bờ tre trụi, ăn no béo tròn một cái trống treo). Vẫn nguyên vẹn thổ âm gốc gác quê nhà. Tôi thương hắn quá. Vì cái gì mà một số người như hắn cứ phải sống khổ sở như vậy nhỉ. Và chạnh lòng, tôi thêm thương cuộc sống này, những thằng chả ấy biết đến bao giờ mới tiệt nọc?

V.T.K

Tin cùng chuyên mục