Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Thành công của một kỳ họp lịch sử
Chủ nhật: 22:56 ngày 30/06/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Trong nghị quyết kỳ họp Quốc hội lần này có một nội dung mà tất cả mọi người, mọi công dân lao động đều mong ngóng, chờ đợi là việc Quốc hội chấp thuận đề nghị của Chính phủ tăng mức lương cơ sở lên tới ba chục phần trăm.

Theo chương trình, nội dung của kỳ họp, công tác nhân sự đã được thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước. Quốc hội đã tiến hành bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; phê chuẩn bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an; phê chuẩn Uỷ viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, đồng thời tiến hành công tác nhân sự khác theo thẩm quyền.

Vừa liếc sơ qua cái tựa file bản thảo của Bàn Dân trên màn hình laptop, ông láng giềng vừa bước vào nhà, chưa kịp rủ rê Bàn Dân cà phê sáng đã “phán một câu xanh dờn”:

- Gì mà “đặt tít tựa” nghe “dao to búa lớn” dữ vậy ông, kỳ họp nào mà ông gọi là “kỳ họp lịch sử”?

- Thì kỳ họp thứ 7, khoá XV Quốc hội nước mình vừa bế mạc hôm thứ bảy tuần rồi chứ kỳ họp nào nữa! Đúng ra kỳ họp nào của cơ quan quyền lực cao nhất cả nước cũng đều là “quốc gia đại sự”, sẽ trường tồn cùng lịch sử nước nhà.

Tuy nhiên, tại kỳ họp này, các vị đại diện toàn dân không chỉ làm nhiệm vụ lập pháp như thường lệ mà còn thực thi nhiệm vụ, quyền hạn hiến định để hoàn thành nhiều công việc đặc biệt quan trọng khác, nên Bàn Dân đã phải đắn đo suy nghĩ mãi rồi mới dùng từ “lịch sử” để nhấn mạnh ý nghĩa của kỳ họp đấy.

- Đúng rồi, kỳ họp này Quốc hội bầu tân Chủ tịch nước, rồi chứng kiến vị nguyên thủ quốc gia long trọng tuyên thệ trước quốc dân đồng bào, nhận nhiệm vụ lịch sử do Tổ quốc, Nhân dân giao phó… ông dùng từ như vậy để viết bài phục vụ bạn đọc là đúng tầm; tôi chưa nắm rõ đã vội vàng “phê phán”, ông đừng giận tôi nghen!

- Vâng, Bàn Dân theo dõi thông tin về kỳ họp 7 qua báo chí, truyền thông, nhất là các cơ quan thông tin chính thống của Đảng, của Quốc hội, của Chính phủ, cũng như qua kênh liên lạc của bổn báo với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh nhà nên được biết kỳ họp này Quốc hội có nhiều “kỷ lục” lắm nghen.

- Tất nhiên, tôi biết “dân làng báo” mấy ông có nhiều nguồn thông tin lắm mà. Tuy vậy, thời buổi này dân thường như tôi cũng không phải “nghèo thông tin” đâu nghen! Hôm thứ bảy tôi theo dõi truyền hình trực tiếp phiên bế mạc kỳ họp, nghe Chủ tịch Quốc hội phát biểu cho biết, kỳ họp thứ 7 này là kỳ họp có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một kỳ họp, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay; các dự án luật, dự thảo nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, được cử tri và Nhân dân cả nước rất quan tâm, theo dõi.

Theo chương trình, nội dung của kỳ họp, công tác nhân sự đã được thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước. Quốc hội đã tiến hành bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; phê chuẩn bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an; phê chuẩn Uỷ viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, đồng thời tiến hành công tác nhân sự khác theo thẩm quyền.

Về phía các vị đại biểu nhân dân, số lượt các vị đại biểu đăng ký phát biểu lên tới hơn gấp đôi tổng số đại biểu, và đã có tới hơn bảy trăm lượt đại biểu phát biểu thảo luận, tranh luận tại hội trường và hơn hai ngàn lượt ý kiến phát biểu tại tổ đại biểu. Như vậy, coi như tất cả các vị đại diện của dân không ai không có tiếng nói tại nghị trường đâu nghen.

Về công tác “làm luật”, Quốc hội đã xem xét, biểu quyết thông qua 11 luật, thông qua 21 nghị quyết, cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật; xem xét báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước năm ngoái và tình hình thực hiện những tháng đầu năm nay; phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm trước nữa và cho ý kiến về một số nội dung quan trọng khác...

- Theo Bàn Dân biết, trong số các nghị quyết Quốc hội thông qua như ông vừa kể, bao trùm nhất là nghị quyết chung của kỳ họp thứ 7. Mà trong Nghị quyết chung ấy có một nội dung cử tri, Nhân dân cả nước đều chú tâm theo dõi. Ông có biết đó là nội dung gì không?

-Vừa phải ông thôi! Chẳng lẽ tôi không phải là cử tri, là Nhân dân như ông nói hay sao? Tất nhiên trong nghị quyết kỳ họp Quốc hội lần này có một nội dung mà tất cả mọi người, mọi công dân lao động đều mong ngóng, chờ đợi là việc Quốc hội chấp thuận đề nghị của Chính phủ tăng mức lương cơ sở lên tới ba chục phần trăm.

Cụ thể là nâng mức lương cơ sở từ một triệu tám trăm ngàn đồng lên tới hai triệu ba trăm bốn mươi ngàn đồng; tăng mức lương hưu lên mười lăm phần trăm. Mức tăng này là mức tăng cao nhất từ trước tới nay, sau mười bốn lần tăng lương trong vòng hai mươi năm qua lận đó nghen ông…

- Có vẻ như ông rành chuyện tăng lương quá há! Nhưng ông có biết các vị đại biểu Quốc hội đã nói gì trước khi biểu quyết tán thành đề nghị tăng lương cơ sở của Chính phủ không?

-Sao tôi lại không biết được chớ! Tôi là tôi “mặn” chuyện tăng lương lắm nghen. Tôi biết rằng, không phải là các vị đại diện dân chỉ im lặng, gật đầu tán thành đề xuất của Chính phủ đâu.

Trước khi “bấm nút” thông qua, các vị đã cẩn trọng nhắc nhở Chính phủ, các cơ quan chức năng rằng, khi tăng lương cơ sở là phải hết sức quan tâm, kiểm soát tình trạng gọi là “lạm phát tâm lý”, phải tăng cường kiểm tra, thanh tra, phải “cảnh giác” những hệ luỵ về việc “giá ăn theo lương” để xử phạt nghiêm minh những kẻ gian thương “té nước theo mưa” nữa đó! 

Bàn Dân

Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh