Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Hồ Chí Minh
Thanh tra công vụ: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về CBCC
Thứ ba: 00:00 ngày 30/11/-0001

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) -

Thanh tra công vụ chú trọng đến thanh tra văn hoá giao tiếp của công chức

Quy định về hoạt động của thanh tra công vụ nêu tại Dự thảo Nghị định do Bộ Nội vụ vừa hoàn chỉnh là một nội dung hoàn toàn mới nhằm nâng cao trật tự, kỷ cương trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức (CBCC), bảo đảm cho CBCC có ý thức trách nhiệm cao trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Yêu cầu thành lập thanh tra công vụ xuất phát từ thực tiễn hiện nay trong công việc hành chính còn có một bộ phận CC, dù rất nhỏ không chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến người dân và doanh nghiệp.

Hoạt động thanh tra công vụ, theo Dự thảo Nghị định, nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của CBCC; trong việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng công chức và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động công vụ.

Điểm đáng chú ý trong nội dung thanh tra công vụ là thanh tra việc thực hiện các quy định về những điều CBCC không được làm; thanh tra việc chấp hành pháp luật về đạo đức, văn hoá giao tiếp của CC trong thi hành công vụ... Đây là định hướng đúng và cần thiết nhằm cải thiện hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động của các công sở, góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính hiện nay.

Tuy nhiên, để hoạt động của của cơ quan thanh tra công vụ thực sự phát huy mục đích, ý nghĩa khi xây dựng cơ quan này, hoạt động thanh tra công vụ đòi hỏi phải chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ và kịp thời, nhưng không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Việc thanh tra công vụ trước mắt sẽ tập trung ở khối cán bộ, công chức cơ quan hành chính nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Chính phủ, cụ thể là các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND các cấp do cơ quan Thanh tra của cấp đó thực hiện.

Ngoài việc thanh tra theo chương trình, kế hoạch, thanh tra công vụ đột xuất được tiến hành khi phát hiện đối tượng thanh tra có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Giám đốc Sở Nội vụ giao.

Tùy thuộc vào tính chất của từng cuộc thanh tra, nhưng thời hạn một cuộc thanh tra tối đa không quá 70 ngày.

Mời bạn đọc xem toàn văn Dự thảo Nghị định và góp ý.

(Theo chinhphu.vn)

Từ khóa:
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh