Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTNO) -
Thể dục là để khoẻ nhưng nếu tập không đúng cách dễ dẫn đến chấn thương, thường ở gối, thắt lưng, chân, tay, vai... Nếu tập sai nhiều còn gây ra các bệnh mãn tính như viêm khớp, thoái hoá khớp, đau thần kinh toạ, nứt, gãy xương sống.
Nhiều năm trở lại đây, khi mức sống được nâng cao, người dân đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân. Ở bất cứ công viên hay vườn hoa công cộng nào chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh hàng loạt người dân từ già đến trẻ say sưa luyện tập thể dục. Người già thì đi bộ, người trẻ thì chạy nhảy, đá bóng, đánh cầu, phụ nữ thì tập thể dục thẩm mỹ hay tập yoga.
Tập thể dục là nhu cầu tất yếu trong cuộc sống hiện đại, tuy nhiên, tập như thế nào cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của bản thân thì vẫn chưa được chú ý đến, người dân tập dưới nhiều hình thức nhưng hầu hết là tự phát, không theo sự chỉ dẫn nào.Thể dục là để khoẻ nhưng nếu tập không đúng cách dễ dẫn đến chấn thương, thường ở gối, thắt lưng, chân, tay, vai... Nếu tập sai nhiều còn gây ra các bệnh mãn tính như viêm khớp, thoái hoá khớp, đau thần kinh toạ, nứt, gãy xương sống.
Có nhiều nguyên nhân khiến người tập thể dục đột quỵ, ngất hay tử vong trong hoặc sau khi vận động, trong đó phần lớn do bệnh lý. Tuy nhiên, ngay cả những người không có bệnh cũng có nguy cơ gặp các tai biến này. Chẳng hạn, không ăn sáng dẫn đến hạ đường huyết do quá đói, tập vào lúc trưa nắng gắt, tối hôm trước thức quá khuya, vui chơi nhiều làm người mỏi mệt, căng thẳng, stress, bị thương...
Luyện tập thể dục là hoạt động cần thiết cho tất cả mọi người nhằm nâng cao sức khoẻ. Tuy nhiên, những đối với những người sau đây cần đặc biệt lưu ý về cách tập, bài tập, cường độ tập và dụng cụ tập:
- Người lớn tuổi, có bệnh tim mạch
- Người béo phì
- Người mắc bệnh loãng xương, rối loạn chuyển hoá mỡ, tăng cholesterol, huyết áp cao, tiểu đường.
- Phụ nữ mang thai
Để tập thể dục cho khoẻ và an toàn, trước khi tập, nên chọn môn và những bài tập phù hợp sức khoẻ và sở thích. Khởi động trước khi luyện tập từ năm đến mười phút. Cách tập an toàn nhất là tăng dần cường độ hằng ngày theo yêu cầu cơ thể. Với người có bệnh chỉ nên tập nhẹ nhàng trong vòng 10-15 phút, ba lần/tuần để tim mạch và cơ bắp thích ứng dần. Người bình thường chỉ cần tập một giờ là đủ. Thanh thiếu niên tập 1- 2 giờ.
Một số lưu ý khi luyện tập thể dục:
- Tập thể dục thường xuyên nên lập ra một thời khoá biểu riêng cho mình. Vì nếu bạn thay đổi thời gian tập từng ngày, nó sẽ làm bạn trở nên mệt mỏi hơn. Không tập thể dục ngay sau bữa ăn vì sau khi ăn, máu sẽ phải cung cấp đầy đủ cho bộ máy tiêu hoá làm việc, nếu bạn tập thể dục ngay sau đó thì máu phải huy động cho các hoạt động cơ bắp nên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trì tiêu hoá.
- Khởi động trước khi tập luyện
- Hít thở thật sâu sẽ giúp bạn có thêm năng lượng để luyện tập hăng say hơn.
- Chọn môn thể dục thích hợp theo đặc điểm của cơ thể và sức khoẻ của mình. Chẳng hạn như, với người bình thường đi bộ là cách tốt để giảm cân nhưng đối với những người có trọng lượng cơ thể quá lớn, loại vận động này sẽ gây đau bàn chân, cơ bắp và thoái hoá khớp.
T.A (theo VTV)