BAOTAYNINH.VN trên Google News

Thế giới cần Mỹ và Trung Quốc chấm dứt chiến tranh thương mại 

Cập nhật ngày: 16/01/2022 - 14:39

Khi tăng trưởng toàn cầu chậm lại, Mỹ phải tăng chi tiêu của chính phủ và đánh thuế, trong khi Trung Quốc có thể thu được phần còn sót lại bằng cách chi tiêu đầu tư lớn hơn. Tuy nhiên, quan trọng nhất, sự trở lại mạnh mẽ của thương mại song phương Mỹ - Trung sẽ giúp khôi phục lại niềm tin kinh tế.

Ảnh minh họa.

Nếu lợi ích kinh tế không còn duy trì mối quan hệ Mỹ - Trung, điều gì sẽ xảy ra?

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đã giáng một đòn mạnh vào hoạt động kinh tế toàn cầu khi ông áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại đối với Trung Quốc vào tháng 3/2018, buộc Bắc Kinh phải đáp trả lại bằng các biện pháp tương tự.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chính thức “khai hỏa” từ tháng 7/2018, dẫn đến việc áp thuế đối với 550 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và 185 tỷ USD hàng hóa Mỹ. Thỏa thuận thương mại giai đoạn một được ký kết vào tháng 1/2020 hiện đã hết hạn, khiến hai nước rơi vào bế tắc trong đàm phán.

“Khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng toàn cầu” là cụm từ mới được nhiều người quan tâm. Nó bị ảnh hưởng một phần do sự phức tạp của Covid-19 trong vận chuyển và tắt nghẽn cảng, nhưng sự thúc đẩy của đại dịch sẽ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, những căng thẳng chính trị giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không có dấu hiệu dịu đi.

Trước bối cảnh tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ mất đà trong năm nay do nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đã bắt đầu “rục rịch” giảm chương trình kích thích tiền tệ và đẩy mạnh cuộc chiến chống lạm phát, Mỹ và Trung Quốc sẽ cần tìm các nguồn lực mới để duy trì niềm tin.

Nhưng với việc chương trình tái tạo nền kinh tế trị giá 1,8 nghìn tỷ USD của Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn bị đình trệ tại Quốc hội và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nghiêng về chính sách tiền tệ cứng rắn hơn, liệu Trung Quốc có trở thành vị cứu tinh cho tăng trưởng toàn cầu vào năm 2022?

Đâu là nền tảng tương lai cho mối quan hệ giữa hai cường quốc?

Tham gia vào một cuộc thương chiến không giải quyết được vấn đề mất cân bằng thương mại song phương mà dường như chỉ làm suy yếu thêm tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại. Tăng trưởng theo quý của năm 2021 là không cao, hầu như không tăng 0,2% trong quý thứ ba. Sự cạnh tranh ngày càng nhiều từ các mặt hàng chất lượng cao do Trung Quốc sản xuất và sự nhận diện thương hiệu lớn hơn tạo ra những khó khăn bổ sung cho các công ty Mỹ và nước ngoài.

Khi hiệu suất xuất khẩu mạnh mẽ của Trung Quốc bắt đầu nguội đi và tinh thần người tiêu dùng thiếu hứng khởi, thì một phương pháp tiếp cận dựa trên đầu tư có thể là câu trả lời cho việc thúc đẩy sự phục hồi của đại lục.

Sự quan tâm đến việc duy trì các mối quan hệ vẫn còn mạnh mẽ trên một mặt là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bất chấp mọi lời lẽ hùng biện dưới thời chính quyền Trump, FDI của Trung Quốc vào Mỹ thực sự đã tăng đáng kể, đạt đỉnh vào năm 2019 ở mức gần 40 tỷ USD, tăng từ mức dưới 15 tỷ USD vào năm 2015. Tương tự, FDI của Mỹ vào Trung Quốc đang trên đà tăng đều, đạt gần 124 tỷ USD vào năm 2020, cao hơn gấp đôi so với một thập kỷ trước đó.

Một giải pháp sẽ có hiệu quả tức thì đối với tăng trưởng toàn cầu trong năm nay là Mỹ và Trung Quốc giải quyết những khác biệt về thương mại và dọn đường cho dòng xuất khẩu song phương nhanh hơn. Khi những dấu hiệu rõ ràng cho thấy thương mại thế giới đang chậm lại, cần sớm có bước đột phá.

Thế giới vẫn cần phải vượt qua thời kỳ tồi tệ nhất của đại dịch trước khi niềm tin kinh tế toàn cầu được khôi phục hoàn toàn. Triển vọng của Hoa Kỳ tiếp tục được cải thiện sau khi báo cáo bảng lương phi nông nghiệp cho tháng 12 được công bố, đánh dấu thêm tin tốt cho niềm tin của người tiêu dùng khi ngày càng nhiều người Mỹ quay trở lại làm việc.

Mặc dù báo cáo cho thấy số lượng việc làm được tạo ra chỉ tăng 199.000 trong tháng 12, thấp hơn nhiều so với dự báo 422.000 việc làm từ các chuyên gia kinh tế. Nhưng lợi nhuận ròng tổng thể đã được thúc đẩy bởi việc điều chỉnh tăng thêm 141.000 việc làm so với hai tháng trước đó.

Thu nhập bình quân mỗi giờ đã tăng 0.6%, cao hơn dự kiến. Kèm theo tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ giảm xuống 3,9%, từ 4,2% trong tháng 11, nền kinh tế Mỹ đang trở lại đầy mạnh mẽ, khiến Fed tiếp tục tăng lãi suất vào tháng 3 trong bối cảnh lạm phát tăng quá cao.

Kỳ vọng trung bình của Fed là tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ sẽ tăng 4% trong năm nay, chậm lại sau đó là 2,2% vào năm 2023 và 2% vào năm 2024. Nền kinh tế Mỹ phải hoạt động tốt hơn trong dài hạn và có thể gặp rủi ro kéo theo tăng trưởng toàn cầu vào thời điểm mà sự phục hồi cần thêm niềm hứng khởi.

Thương mại song phương là “chìa khóa” cho chuỗi cung ứng toàn cầu

Với việc Fed báo hiệu ý định tăng lãi suất chính thức lên đến xu hướng trung tâm là 2,5% trong thời gian dài hơn sau năm 2024, chính phủ Mỹ sẽ phải bù đắp bằng một chính sách tài khóa lớn hơn nhiều trong vài năm tới để giúp nền kinh tế tăng thêm. Nếu ông Biden không hoàn thành đầy đủ gói tái tạo kinh tế trị giá 1,8 nghìn tỷ đô la Mỹ của mình, tăng trưởng có thể bị đình trệ trong tương lai.

Nếu nền kinh tế toàn cầu có bất kỳ cơ hội nào để đạt mức tăng trưởng 4,9%, mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã dự báo cho năm nay, thì Trung Quốc cần phải “xắn tay áo lên” để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng.

Mặc dù sự đồng thuận của thị trường là tốc độ tăng trưởng năm 2022 của Trung Quốc giảm xuống còn 5,5% từ mức 8% vào năm 2021, nhưng với các chính sách phù hợp, tăng trưởng GDP 6% vẫn có thể xảy ra trong năm nay.

Thiên hướng đối với chính sách tiền tệ mở rộng hơn có thể sẽ giúp ích, nhưng Bắc Kinh sẽ cần dựa vào chi tiêu thâm hụt cho đầu tư công nhiều hơn để gánh thêm gánh nặng. Chi tiêu đầu tư tăng thêm sẽ đồng nghĩa với áp lực lên trái phiếu chính phủ và lợi suất cao hơn, nhưng đây sẽ là tin tốt cho các nhà đầu tư toàn cầu đang tìm cách đa dạng hóa thành lợi tức thu nhập cố định cao hơn ở Trung Quốc.

Trung Quốc đã may mắn được hưởng sự phục hồi mạnh mẽ do xuất khẩu dẫn đầu kể từ tháng 7/2020 nhưng có những dấu hiệu cho thấy điều này đang bắt đầu đi xuống. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đối với xuất khẩu đã giảm xuống 22% trong tháng 11 từ mức 27,1% trong tháng 10, vẫn được củng cố bởi nhu cầu mạnh mẽ trên toàn cầu đối với hàng công nghiệp chế tạo và hàng tiêu dùng.

Nhưng khi thế giới khôi phục lại và cuối cùng bắt kịp với tình trạng tồn đọng các đơn hàng chưa được thực hiện, sự thúc đẩy thương mại toàn cầu sẽ suy yếu và đòi hỏi một sự thúc đẩy mới. Vào tháng 10 năm ngoái, tăng trưởng thương mại thế giới đã chậm lại khoảng 6% so với cùng kỳ năm trước và dường như có nhiều khả năng sẽ giảm tốc hơn nữa. Đây là lúc Mỹ và Trung Quốc tìm ra giải pháp cho cuộc chiến thương mại có thể là yếu tố sống còn.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chấm dứt là hy vọng tốt nhất của thế giới về sự phục hồi lâu dài của đại dịch. Một khi dòng chảy thương mại mạnh mẽ hơn được khôi phục, thế giới có cơ hội ổn định và phục hồi bền vững hơn trong tương lai.

Nguồn saigondautu