Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Thêm 716 ca COVID-19 mới, số bệnh nhân thở oxy tăng vọt
Thứ hai: 09:58 ngày 17/04/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 16/4 của Bộ Y tế cho biết có 716 ca COVID-19 mới, bệnh nhân thở oxy tăng vọt lên 38 ca - ngày trước đó chỉ có 10 ca; Trong ngày có 50 bệnh nhân khỏi.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam thời gian qua

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.531.072 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.530 ca nhiễm).

Tình hình điều trị COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 50 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.615.393 ca

2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 38 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 36 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 2 ca

- Thở máy không xâm lấn: 0 ca

- Thở máy xâm lấn: 0 ca

- ECMO: 0 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Ngày 15/4 ghi nhận 0 ca tử vong.

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 141/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Tình hình tiêm vaccine COVID-19

Trong ngày 15/4 có 179 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 266.073.407 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.487.536 liều: Mũi 1 là 70.907.532 liều; Mũi 2 là 68.450.018 liều; Mũi bổ sung là 14.370.087 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 52.031.406 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.728.493 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.964.983 liều: Mũi 1 là 9.130.472 liều; Mũi 2 là 9.021.223 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.813.288 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.620.888 liều: Mũi 1 là 10.201.983 liều; Mũi 2 là 8.418.905 liều.

Tăng cường tiêm chủng, sử dụng hiệu quả vaccine COVID-19 đã phân bổ

Tăng cường tiêm chủng, sử dụng hiệu quả vaccine COVID-19 đã phân bổ

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) vừa có công văn số 603/VSDTTU-TCQG gửi Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố về việc tăng cường triển khai tiêm chủng và nhu cầu bổ sung vaccine COVID-19 AstraZeneca trong tháng 4 - 6/2023.

Công văn nêu rõ, ngày 8/2/2023, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã ban hành Quyết định số 65/QĐ- VSDTTƯ về việc phân bổ vaccine COVID-19 đợt 186. Theo đó, phân bổ 832.900 liều vaccine AstraZeneca có hạn sử dụng ngày 9-11/7/2023 cho 63 tỉnh/ thành phố trong toàn quốc để triển khai tiêm chủng mũi nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên.

Theo báo cáo nhanh của các tỉnh/thành phố đến nay trên toàn quốc đã tiêm được khoảng trên 266 triệu mũi vaccine COVID-19, trong đó có 51,6 triệu người từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm liều nhắc lại (mũi 3), đạt tỷ lệ 81,0%.

Tuy nhiên, tỷ lệ này không đồng đều trên cả nước và vẫn có nhiều địa phương đạt thấp (dưới 80%). Số vaccine AstraZeneca hiện còn tại các tuyến (chưa bao gồm 204.400 liều dự trữ tuyến quốc gia) là khoảng 300.000. Tốc độ sử dụng vaccine AstraZeneca trong 8 ngày đầu tháng 4/2023 chậm với trung bình khoảng 1.040 mũi/ngày, dẫn tới nguy cơ cao không sử dụng hết vaccine.

Để tăng độ bao phủ và sử dụng hiệu quả vaccine COVID-19 AstraZeneca, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố báo cáo, tham mưu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 địa phương chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục tăng cường công tác triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng, đặc biệt là tiêm liều nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên tại các địa phương chưa đạt tỷ lệ mục tiêu tối thiểu là 80%, sử dụng hiệu quả số vaccine AstraZeneca đã phân bổ cho các tỉnh/thành phố đợt 186 nêu trên.

Sở Y tế các tỉnh/thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành rà soát đối tượng tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại địa phương. Trường hợp có nhu cầu bổ sung vaccine AstraZeneca trong tháng 4-6/2023, đề nghị các tỉnh/thành phố gửi văn bản về các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur trước ngày 17/4/2023 để tổng hợp và kịp thời cung cứng vaccine.

Đồng thời, các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur thực hiện hỗ trợ chuyên môn các địa phương và tăng cường công tác quản lý, điều phối vaccine phòng COVID-19 AstraZeneca giữa các tỉnh thuộc khu vực quản lý.

Tăng cường phòng, chống, giám sát; không để COVID-19 bùng phát trở lại

Trước tình hình số ca mắc COVID-19 tăng mạnh, Bộ Y tế đã ban hành văn bản chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tăng cường công tác phòng chống dịch.

Theo đó, để tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, kiểm soát tỉnh hình dịch, không để dịch bùng phát trở lại, góp phần tạo diễu kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nội dung như sau. Cụ thể:

Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác;

Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo Nghị quyết số 38/NQ- CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2023 tại Quyết định số 1331/QĐ-BYT ngày 10/3/2023 của Bộ Y tế.

Cùng đó, thúc đẩy tiêm vaccine phòng COVID-19 đạt mục tiêu đề ra của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; huy động sự tham gia của chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao.

Đồng thời chủ động công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn; chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh.

Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục, giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ Y tế rút SARS-CoV-2 để chủ động phát hiện sớm các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Các địa phương cũng cần tổ chức đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế về hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp theo cấp độ dịch.

Hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong và thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo

Chỉ đạo tổ chức tốt việc thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả  các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, hạn chế đến mức thấp nhất các  trường hợp tử vong và thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị;

Chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân và chủ động nâng cao năng lực điều trị, nhất là năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực để đáp ứng yêu cầu điều trị.

Tiếp tục đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vaccine, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Bộ Y tế cũng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường truyền thông phòng bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng.

Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo người dân thực hiện các yêu cầu phòng chống dịch như đeo khẩu trang, khử khuẩn trong các cơ sở y tế, trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ trong thời gian tới.

Cùng đó tập trung thông tin về lợi ích, tác dụng của vaccine; bám sát xu hướng tâm lý của người dân, xã hội, nâng cao tự tin tưởng của cộng đồng và vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch./.

Nguồn chinhphu

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục