Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thí sinh Việt Nam đoạt giải đặc biệt tại cuộc thi Tchaikovsky
Thứ tư: 07:03 ngày 28/06/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Cuộc thi Tchaikovsky dành cho lứa tuổi trẻ lần thứ X được đăng cai tại Thủ đô Astana, Kazakhstan từ ngày 15 đến 25-6. Thí sinh Việt Nam Trần Lê Quang Tiến (15 tuổi) đoạt giải đặc biệt.


Trần Lê Quang Tiến biểu diễn.

NSƯT Bùi Công Duy, người đoạt Huy chương vàng tại cuộc thi này vào năm 1997 vinh dự lần thứ hai được mời làm giám khảo.

120/300 thí sinh trên thế giới đã lọt vào vòng thi chính thức từ hơn 20 quốc gia thông qua vòng loại gửi băng hoặc thi và Việt Nam đã đoạt 1 trong 4 giải đặc biệt của cuộc thi.

Tính từ năm 1997 khi Bùi Công Duy đoạt Huy chương vàng tại cuộc thi Tchaikovsky lần thứ 3 thì phải đến 20 năm sau, Việt Nam mới có thí sinh tham gia và đã đoạt 1 trong 4 giải phụ đặc biệt.

Đó là em Trần Lê Quang Tiến (15 tuổi), học trò của NSƯT Bùi Công Duy đã xuất sắc lọt vào vòng bán kết 15 thí sinh, xếp ở vị trí thứ 8 và đoạt Diploma Special Prize - Giải đặc biệt dành cho người biểu diễn tác phẩm hiện đại tốt nhất của cuộc thi.

Trần Lê Quang Tiến nhận giải đặc biệt từ giám khảo Bùi Công Duy.

Phần lớn các thí sinh vào đến vòng bán kết lần này đều là những thí sinh đã đoạt rất nhiều giải thưởng uy tín quốc tế như giải thưởng Kloster Schontal (Đức), Menuhin (Anh) hay giải thưởng Wienyavsky (Ba Lan). Chỉ bảy thí sinh lọt vào vòng chung kết đến từ Nga 1, Hàn Quốc 1, Trung Quốc 1, Đức 1, Kazakhstan 2, Nhật Bản 1.

Ba Diploma giải đặc biệt gồm: Giải người biểu diễn tác phẩm hiện đại hay nhất – Trần Lê Quang Tiến; Giải người chơi bài kỹ thuật hay nhất – Edwart Kollert (Séc); Giải người biểu diễn tác phẩm Tchaikovsky hay nhất – Elizabeth Aoki (Mỹ); Giải người biểu diễn Sonate Mozart hay nhất – Alexey Stychkin.

Giải Nhất cuộc thi thuộc về hai thí sinh đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc – Eugene Kawai và Nakyung Kang, giải Nhì thuộc về hai thí sinh của Kazakhstan và Đức, giải Ba thuộc về Nga, Trung Quốc và Kazakhstan.

Có thể nói đây là một thành tích đáng tự hào cho ngành đào tạo Âm nhạc hàn lâm của Việt Nam nói chung cũng như cho ngành đào tạo violon nói riêng trong rất nhiều năm trở lại đây.

Hy vọng trong tương lai gần, Việt Nam sẽ đào tạo thêm những tài năng kế bước và tiếp tục phát triển để đạt những thành công mới cho ngành âm nhạc hàn lâm nói chung cũng như ngành violon nói riêng.

Nguồn baonhandan

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục