Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thói quen tốt giúp hạn chế tăng đường huyết ở người tiểu đường
Chủ nhật: 18:48 ngày 07/04/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Ăn ít thịt, đừng nấu quá chín, không lạm dụng thuốc... giúp đường huyết không tăng quá nhanh, việc chữa trị thêm khả quan.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Hà, tốt nghiệp Viện Dinh dưỡng Toàn diện Mỹ, có nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ, tư vấn dinh dưỡng bệnh nhân tiểu đường cho biết, bên cạnh việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng và lối sống hợp lý, người bệnh cũng cần giảm các thói quen xấu gây tăng đường huyết.

Hạn chế thức ăn động vật

Nhiều nghiên cứu chỉ ra việc hấp thụ protein từ thức ăn động vật làm tổn thương sự nhạy cảm insulin của tế bào và tăng cường tình trạng kháng insulin của cơ thể. Thậm chí từng có kết quả khảo sát những người tiêu thụ protein động vật cao có nguy cơ tiểu đường tuýp 2 cao hơn.

Vì vậy, thực đơn của người bệnh tiểu đường cần được xây dựng đa dạng và đầy đủ, ưu tiên rau củ quả tươi sống, ngũ cốc nguyên cám giúp cơ thể tăng cường sản xuất insulin, giảm tốc độ đường vào máu, hạn chế tăng đường huyết.

Tránh ăn nhiều món chế biến sẵn, nấu quá chín

Carbohydrate (chất đường bột) là nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể. Khi chọn lọc cẩn thận nguồn carbohydrate, người bệnh có thể quản lý được liều dùng thuốc và tiêm insulin.

Lấy ví dụ 20 gram carbohydrate của thực phẩm chế biến cần khoảng hai đơn vị insulin để chuyển hóa, trong khi 20 gram carbohydrate từ rau củ quả tươi sống có thể chỉ cần một đơn vị insulin để chuyển hóa. "Các thực phẩm chế biến sẵn có thể khiến việc hấp thu đường của cơ thể rối loạn, gây mất cân bằng nội môi", Thạc sĩ Hồng Hà chia sẻ.

Ngoài ra, trong chất đường bột có các loại đường đơn và đường phức hợp mà ở nhiệt độ nước sôi, đường đơn không có biến đổi đáng kể. Tuy nhiên, nếu chế biến ở nhiệt độ cao, nhất là trong môi trường khô không có nước (rang, nướng), các thành phần của tinh bột bị biến đổi cháy đen, khó tiêu hóa hoặc độc hại với cơ thể. Các thực phẩm khi bị nấu chín quá cũng hao hụt hoặc mất đi các khoáng chất, vitamin, protein...

Ăn nhiều rau quả tươi có lợi cho người bệnh tiểu đường. Ảnh: Sihat.

Không lạm dụng thuốc

Với người bệnh tiểu đường hay các bệnh mạn tính khác, uống thuốc là một liệu pháp khẩn cấp, tạm thời. Về lâu dài, nó gây ảnh hưởng đến cơ thể, mất cân bằng nội môi và có nhiều hệ lụy như đau dạ dày, thần kinh kích thích thái quá dẫn tới mất ngủ, mệt mỏi, tăng đường huyết...

Đối với tiểu đường tuýp 1, người bệnh luôn phải sử dụng insulin từ bên ngoài (bởi cơ thể đã giảm hoặc ngừng sản xuất insulin). Đối với tiểu đường tuýp 2, sau một thời gian dài dùng thuốc, đường huyết sẽ vẫn tiếp tục tăng, lúc này người bệnh buộc phải chuyển sang tiêm insulin và lệ thuộc vào chúng. Insulin sẽ được tiêm thẳng vào máu và không qua bộ lọc của gan. Nếu nồng độ insulin tăng cao trong máu, cơ thể sẽ chịu những tác động như tăng nguy cơ mắc ung thư, hạ đường huyết đột ngột, tích mỡ cục bộ nơi chích thuốc...

"Nếu phụ thuộc vào tác dụng cấp tính của thuốc, bạn sẽ chung sống với chúng cả đời. Tuy nhiên việc ngưng hay cắt giảm thuốc luôn cần tham khảo và được bác sĩ đồng ý", Thạc sĩ Hồng Hà lý giải.

Một trong những biện pháp lành mạnh giúp ổn định đường huyết cho người tiểu đường được Thạc sĩ Hồng Hà khuyến nghị áp dụng là phương pháp Bimemo do Tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury (Ấn Độ) xây dựng dựa trên nhiều nghiên cứu khoa học, công trình đoạt giải Nobel. Để nắm rõ các bước sống khỏe theo phương pháp Bimemo, truy cập tại đây.

Tại Việt Nam, phương pháp này được Thạc sĩ Hồng Hà giảng dạy online qua iwiki.vnexpress.net. Khóa học hữu ích cho người bệnh tiểu đường, mắc các bệnh mạn tính (tim mạch, mỡ trong máu, cao huyết áp), người muốn tìm hiểu về phương pháp Bimemo hoặc những người đang tìm kiếm phương pháp chăm sóc sức khỏe tự nhiên, giúp thoát khỏi lệ thuộc vào insulin và các thuốc điều trị khác. 

Nguồn VNE

Tin cùng chuyên mục