Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTNO) -
Hiện nay, ở gần chân cầu Bến Cây Ổi (ấp Cây Ổi, xã Hòa Thạnh, huyện Châu Thành) có cơ sở Bảo Ngọc chuyên thu mua cọng lục bình để sản xuất hàng mỹ nghệ, tiêu thụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Những cọng lục bình có chiều dài từ 50cm trở lên được thu mua với giá 700 đồng/kg loại tươi và 18.000 đồng/kg loại khô (cao gấp 3 lần giá 1 kg lúa).
Chủ cơ sở này còn hướng dẫn người địa phương nuôi dưỡng lục bình để sau khoảng 2,5 tháng, lục bình đủ kích thước thu hoạch. Chủ cơ sở cũng khuyến cáo bà con nuôi dưỡng lục bình tránh để trôi nổi ra sông gây cản trở việc lưu thông của các phương tiện đường thủy.
Một hộ dân làm nghề cắt lục bình cho biết, để nuôi dưỡng lục bình, bà con làm rào chắn cẩn thận để tránh lục bình trôi ra sông, nhờ vậy giúp mặt sông thông thoáng, các phương tiện giao thông đường thủy đi lại dễ dàng. Một số người dân địa phương áp dụng phương pháp này, mỗi ngày thu hoạch khoảng 500 kg lục bình tươi. Thu nhập tương dối ổn định.
Nếu mô hình này được nhân rộng có thể là giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn nạn lục bình ùn ứ trên sông Vàm Cỏ Đông và biến loại bèo tây này trở thành tiềm năng phát triển kinh tế gia đình cho người dân hai bên sông Vàm cỏ Đông.
Thu hoạch lục bình ven sông Vàm Cỏ Đông.
Phụ nữ cũng dễ dàng hoạch 500 Kg lục bình/ngày.
Những cọng lục bình có chiều dài từ 50cm trở lên đều được thu mua.
Lục bình tập kết bên bờ sông Vàm Cỏ Đông, chờ cân bán.
Lục bình sau khi thu hoạch, được tiếp tục nuôi dưỡng.
Cắm cọc, giăng dây nuôi dưỡng lục bình ven sông Vàm Cỏ Đông.
Lục bình được nuôi dưỡng trong rào chắn, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền đi lại trên sông.
Người dân địa phương phơi cọng lục bình trên đường.
Lục bình trở thành tiềm năng phát triển kinh tế.
Chủ cơ sở Bảo Ngọc thu mua cọng lục bình để sản xuất hàng mỹ nghệ bán trong nước và xuất khẩu.
Hàng trăm Kg lục bình khô đã được thu mua chất trong kho của cơ sở Bảo Ngọc.
Đại Dương