Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Thu ngân sách địa phương: Nhiều vấn đề đáng quan tâm
Thứ hai: 00:39 ngày 11/10/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Với sự chỉ đạo quyết liệt từ các cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành địa phương với các phường, xã, thị trấn, công tác phối hợp, quản lý, khai thác nguồn thu bảo đảm theo dự toán.

Công nhân một nhà máy chế biến thịt gà. Ảnh: Nguyễn Nhật Tường

Vừa qua, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức 2 đoàn khảo sát về tình hình thực hiện thu ngân sách địa phương giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh. Qua làm việc với các địa phương và các sở, ngành có liên quan, giai đoạn 2017-2020, tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) gặp nhiều thách thức do ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh- nhất là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Với sự chỉ đạo quyết liệt từ các cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành địa phương với các phường, xã, thị trấn, công tác phối hợp, quản lý, khai thác nguồn thu bảo đảm theo dự toán. 

Việc quản lý và điều hành ngân sách có nhiều tiến bộ, các khoản thu năm sau cao hơn năm trước; việc chi tiêu ngân sách tiết kiệm và hiệu quả, tăng dần tích luỹ để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội. Tuy nhiên, tình hình thu ngân sách địa phương thời gian qua gặp không ít khó khăn, thách thức.

Công tác uỷ nhiệm thu thuế chưa đạt hiệu quả

Tại huyện Châu Thành, giai đoạn 2017-2020, thu ngân sách địa phương các năm đều đạt và vượt trên 100% so với dự toán. Các khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu ngân sách Nhà nước (NSNN) là thuế thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (tỷ trọng trung bình 46,4% tổng thu ngân sách địa phương), thu tiền sử dụng đất (trung bình 16,7%), thuế thu nhập cá nhân (trung bình 15%), lệ phí trước bạ (trung bình 8,1%).

Theo UBND huyện Châu Thành, khoản thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế nhưng tỷ trọng tổng thu ngân sách không ổn định (năm 2017 là 46,9%, năm 2018 là 40,4%, năm 2019 là 54,9%, năm 2020 là 43,55%); trong đó, tỷ trọng thu thuế giá trị gia tăng có sự biến động rõ rệt, đạt cao nhất 48,3% năm 2018 và thấp nhất là 35% ở năm 2017. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị hạn chế đáng kể, làm cho các nguồn thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có nhiều biến động, hầu hết các khoản thu đều không đạt 100% so với dự toán (trừ thuế tài nguyên).

Các khoản thu có tỷ trọng cao và ổn định trong giai đoạn gồm có: thuế thu nhập cá nhân (tỷ trọng qua các năm trung bình ở mức 15%) và thu tiền sử dụng đất (tỷ trọng trung bình 16,7% và có xu hướng tăng dần theo từng năm).

Riêng đối với khoản thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước đạt tỷ lệ trung bình là 545,2%- đạt cao nhất ở năm 2018 là 1.474,3% so với dự toán, tuy nhiên, đây là khoản thu tiền thuê đất thời gian dài đối với siêu thị Co.opMart, cho nên, đây chỉ là khoản thu mang tính chất thời điểm và không có tính lâu dài, ổn định.

Còn tại TP. Tây Ninh, kết quả thực hiện dự toán thu ngân sách địa phương các năm đều tăng và đạt trên 100% so với dự toán. Các khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu ngân sách Nhà nước là: lệ phí trước bạ (tỷ trọng trung bình 31,5% tổng thu ngân sách địa phương), thuế công thương nghiệp - ngoài quốc doanh (tỷ trọng trung bình 31% tổng thu ngân sách địa phương), thu tiền sử dụng đất (tỷ trọng trung bình 23,1% tổng thu ngân sách địa phương).

Theo đánh giá của UBND Thành phố, khoản thu thuế thương nghiệp - ngoài quốc doanh chiếm vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế, tỷ trọng trong tổng thu ngân sách tương đối ổn định (năm 2017 là 36,8%, năm 2018 là 33,1%, năm 2019 là 28,9%, năm 2020 là 28,4%). Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm đạt so với dự toán trung bình cả giai đoạn không cao (101,5%).

Thu tiền sử dụng đất (tỷ trọng trung bình 23,1%), lệ phí trước bạ (trung bình 31,5%) chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, các khoản thu này không mang tính ổn định lâu dài.

Tiền sử dụng đất phát sinh khi người dân có nhu cầu về quyền sử dụng đất và được thu từ tiền sử dụng đất ghi nợ những năm trước đây khi đến hạn. Lệ phí trước bạ chủ yếu thu từ lệ phí trước bạ xe ô tô, phụ thuộc vào nhu cầu mua sắm của các cá nhân, tổ chức.

Nhìn chung, qua khảo sát, huyện Châu Thành và thành phố Tây Ninh cơ bản hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ thu NSNN được UBND tỉnh giao, nhưng vẫn còn một số khoản thu đạt thấp so với dự toán.

Tại một số địa phương như Tân Biên, Châu Thành, thành phố Tây Ninh, tỷ lệ uỷ nhiệm thu thuế giữa số thuế thu được so với uỷ nhiệm thu giao đạt tỷ lệ không cao, uỷ nhiệm thu chưa thực sự hiệu quả.

Do Bưu điện là đơn vị kinh doanh, nhận uỷ nhiệm thu từ cơ quan Thuế, trong quá trình thu nộp không có chức năng cưỡng chế nợ thuế, dẫn đến việc hộ kinh doanh để nợ đọng, không nộp kịp thời số thuế tháng, quý vào NSNN.

Ngoài ra, tình hình nợ đọng thuế vẫn còn ở mức cao, nợ khó thu chiếm tỷ trọng lớn. Nợ thuế tăng một phần là do phát sinh tiền chậm nộp từ nợ khó thu của các doanh nghiệp: doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký; doanh nghiệp không có khả năng thanh toán đang chờ giải thể...

Chế biến mủ cao su tại một doanh nghiệp ở huyện Tân Châu.

Thu ngân sách địa phương chịu nhiều tác động

Trong giai đoạn 2017-2020, huyện Tân Biên có 3/4 năm hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN tỉnh giao, số thu liên tục tăng qua các năm, khoản thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế nhưng tốc độ tăng còn chậm.

Bà Đoàn Thị Minh Thanh- Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Biên cho biết, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến (bột mì, mủ cao su) nên chịu tác động rất lớn từ giá nông sản trên thị trường.

Giá cả hàng hoá không ổn định tác động bất lợi đến kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đã chuyển hình thức bán trong nước sang bán xuất khẩu với thuế suất 0 đồng, nên phần nào ảnh hưởng đến nguồn thu. Thuế thu nhập cá nhân có sự gia tăng và ổn định trong suốt giai đoạn, dần chiếm vị trí quan trọng trong tổng thu ngân sách.

Nhìn chung, tình hình thu NSNN trên địa bàn huyện những năm qua có sự tiến triển tốt, thu vượt dự toán hằng năm. Tuy nhiên, xét theo từng khoản thu, sắc thuế thì nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện thiếu tính bền vững, thu ngân sách vượt dự toán chủ yếu là từ nguồn cho thuê mặt đất, mặt nước, thu tiền sử dụng đất; thu thuế công nghiệp ngoài quốc doanh là nguồn thu chủ lực của huyện, nhưng không năm nào thu đạt dự toán. Nguyên nhân, số lượng doanh nghiệp kê khai có phát sinh thuế chủ yếu là ở 3 doanh nghiệp chế biến bột mì, nhưng thuế phát sinh cũng không đều và không ổn định.

Sau 4 năm thực hiện phân cấp quản lý ngân sách giai đoạn 2017-2020, với việc phân cấp hưởng 100% nguồn thu do huyện và các xã, thị trấn quản lý thu, đã giúp cho huyện và các xã, thị trấn phát huy vai trò và tăng tính chủ động trong khai thác nguồn thu trên địa bàn để tăng thu ngân sách, nhằm đáp ứng nhu cầu chi của địa phương, hạn chế tối đa việc ỷ lại vào trợ cấp của ngân sách cấp trên.

Theo bà Nguyễn Thị Phượng- Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Châu, tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và con người diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể, ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu ngân sách trên địa bàn, phát sinh nợ thuế tăng. Một số cơ chế, chính sách thuế mới ban hành thực hiện miễn, giảm thuế hoặc giảm đối tượng thu đã ảnh hưởng, làm giảm thu ở một số nguồn thu, sắc thuế như: thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp, phí và lệ phí.

Bà Phượng cho biết, nguồn thu thuế đất nông nghiệp và phi nông nghiệp đối với diện tích 204 ha tại xã Tân Đông và xã Suối Dây của Công ty cổ phần Cao su 1.5 Tây Ninh bàn giao về cho huyện quản lý và nguồn thu tiền thuê đất từ bán đấu giá quyền sử dụng đất đến hết năm 2020 vẫn chưa triển khai thực hiện được, làm ảnh hưởng lớn đến công tác thu ngân sách, mất cân đối trong điều hành chi ngân sách huyện.

Trúc Ly-Nhi Trần

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục