Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Thủ tướng cam kết trao cơ hội nhiều hơn cho kinh tế tư nhân
Thứ ba: 04:04 ngày 24/12/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Thủ tướng chỉ đạo các bộ trưởng, chủ tịch tỉnh, thành phải chấm dứt ngay tình trạng các nhân viên công quyền sử dụng quyền lực mềm hù dọa doanh nghiệp.

Phát biểu kết luận Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các doanh nghiệp nêu các ý kiến tâm huyết, thẳng thắn, trí tuệ, tâm huyết, để đóng góp phát triển doanh nghiệp Việt Nam, xây dựng đất nước.

Nhấn mạnh sự cần thiết đồng hành cùng doanh nghiệp, Thủ tướng chỉ đạo các bộ trưởng, chủ tịch tỉnh, thành phải chấm dứt ngay tình trạng các nhân viên công quyền sử dụng quyền lực mềm hù dọa doanh nghiệp mỗi khi doanh nghiệp có sai sót.

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị.

“Bấm nút” đúng sẽ phát triển hơn nữa

Tham luận tại hội nghị, các đại biểu đều đánh giá cao Chính phủ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp. Thủ tướng và Chính phủ đã truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp và người dân, đóng góp vào khát vọng hùng cường của đất nước. Đánh giá cao thành tựu kinh tế xã hội đất nước năm 2019, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Đại học Fullbright, cho rằng, nếu như Đoàn thể thao Việt Nam dự Sea Games 30 đạt được 98 HCV thì thành tựu này xứng đáng nhận HCV thứ 99.

“Với mức tăng trưởng đó cộng với rất nhiều thành quả khác cả về kinh tế-xã hội nữa, thì chúng ta xứng đáng đạt Huy chương Vàng về phương diện kinh tế. Chúng ta nhìn thấy đằng sau tấm Huy chương là mồ hôi nước mắt thì với cộng đồng doanh nghiệp, các vị thấy đóng góp vào thành quả chiếc Huy chương Vàng thứ 99 đó, không thể không kể đến vai trò của doanh nghiệp chúng ta. Các doanh nghiệp chúng ta cũng phải vất vả, khó khăn, cũng phải suy tư, trăn trở để có thể đóng góp vào thành quả của tấm Huy chương Vàng thứ 99 của đất nước ta”- ông Đỗ Thiên Anh Tuấn nói

Tuy vậy, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, sự phát triển của của khu vực doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả-bền vững. Doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, mặc dù số lượng doanh nghiệp thành lập mới liên tục tăng nhưng số doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động cũng ở mức đáng báo động.

“Nền kinh tế Việt Nam thiếu các doanh nghiệp có quy mô lớn và vừa; đa số có năng lực khoa học công nghệ hạn chế, trình độ quản trị thấp – thiếu kỹ năng và tay nghề, khả năng liên kết yếu, văn hóa hợp tác còn mang tính hình thức, khó tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Cơ chế chính sách quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp thì còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống, thủ tục còn phức tạp, doanh nghiệp còn mất nhiều thời gian tiếp cận”- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Đồng tình với quan điểm này, ông Phạm Phi Hùng – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ vận tải Phạm Hùng, Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, các chủ trương, chính sách nhằm hỗ trợ khối doanh nghiệp đã có nhưng triển khai trong thực tế chưa hiệu quả.

“Hiện tại doanh nghiệp vừa và nhỏ rất là nhiều nhưng lá rụng mùa thu – chết rất là nhanh thì Chính phủ có đòn bẩy nào hỗ trợ thiết thực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh để có thể cạnh tranh được, ví dụ như hỗ trợ về thuế, về vấn đề vay vốn vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn rất hạn hẹp, để cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn là không có khả năng"- ông Phạm Phi Hùng đặt vấn đề. 

Dưới góc độ khơi thông nguồn lực để phát triển đất nước, Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm minh bạch, bà Nguyễn Thị Hồng Minh nhắc đến vai trò của người nông dân. Bà cho rằng, nếu hỗ trợ đúng cách, người nông dân hoàn toàn có thể ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tham gia vào kinh tế số: “Các Bộ, ngành, chính quyền địa phương cần tôn trọng thị trường, trang bị tư duy thị trường để tránh can thiệp hoặc cung cấp các dịch vụ cạnh tranh với doanh nghiệp.

Việc nào thị trường tốt thì khuyến khích để doanh nghiệp tự làm. Nguồn lực của nhân dân rất lớn cả về tài năng và con người, vốn bằng tiền và tinh thần dân tộc. Nếu Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ chỉ cần bấm nút đúng thì kinh tế Việt Nam sẽ còn đạt nhiều kết quả tốt đẹp hơn nữa”.

Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Công ty Thaco thì cho rằng, vừa qua Chính phủ cũng đã tạo ra động lực, một không khí và thúc đẩy các doanh nghiệp hăng say làm việc, đóng góp. Giai đoạn sắp tới kiến nghị có Nghị định, Nghị quyết để hướng tới xây dựng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vững mạnh để tham gia hội nhập. Và chúng ta bắt đầu bước vào một giai đoạn đầu tư ra nước ngoài và chúng ta phải làm cái này để thành công.

Tại hội nghị, các doanh nghiệp cũng nêu nhiều vấn đề cụ thể như phát triển kinh tế đêm, kinh tế tuần hoàn; phát triển nguồn nguyên liệu cho phát triển lâm nghiệp chế biến, đặc biệt là nhiều ý kiến đề nghị các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp trong nông nghiệp...

Phải có kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp

Thủ tướng cho biết, từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ đặc biệt quan tâm, liên tục trong nhiều năm mở nhiều hội nghị lắng nghe doanh nghiệp và đã có nhiều cải cách, đổi mới, nên đạt được sự thăng tiến đáng kể về năng lực cạnh tranh, về môi trường kinh doanh, ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần rút ngắn khoảng cách với thế giới. 

Nói đến mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp vào năm tới, Thủ tướng cho biết, hiện chúng ta đã có trên 800 nghìn doanh nghiệp. Cùng với việc hình thành doanh nghiệp mới, Thủ tướng cho rằng, cần tạo điều kiện thuận lợi để hạn chế số doanh nghiệp giải thể. Bởi hiện nay, số lượng doanh nghiệp trên quy mô dân số của chúng ta vẫn còn thấp. Hiện nước ta cũng mới có 7 doanh nghiệp nằm trong số 200 công ty trên thế giới có doanh thu trên 1 tỷ đô la Mỹ. Đến nay chúng ta vẫn chưa có doanh nghiệp nào vào top 5 doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam mới có quy mô 17 tỷ USD. Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam có quy mô hơn 6 tỷ USD. 

Nêu vấn đề đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt nhất các chủ trương, chính sách về phát triển doanh nghiệp để phát triển cả số lượng và và chất lượng, gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp của Việt kiều đầu tư về quê hương:

Thủ tướng nhắc lại, thông điệp là trừ cứu hỏa và thiên tai, việc giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp phải nằm ở trang đầu quyển sổ tay hành động của lãnh đạo. Không thể không biết doanh nghiệp rất khó khăn trên địa bàn của mình, trong lĩnh vực của mình phụ trách mà khôn quan tâm giải quyết, đừng có bệnh thờ ơ trong việc này.

Thủ tướng yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng dùng quyền lực mềm hù dọa DN

“Yêu cầu mỗi bộ ngành khẩn trương xây dựng một chương trình hành động nhằm thực hiện các cam kết hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong năm 2020, tầm nhìn 2025. Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối đốc thúc,  cập nhật tổng hợp, gửi báo cáo Thủ tướng, trong đó nhấn mạnh những việc mà Hội nghị đã nêu ra như phối hợp đào tạo nguồn nhân lực, cùng doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, kể cả các việc xây dựng những trung tâm triển lãm sản phẩm ở các thành phố, thị xã lớn để hiểu sản phẩm Việt Nam quảng bá sản phẩm Việt Nam”- Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục có những chính sách cởi mở hơn, thực sự cởi trói, ủng hộ để doanh nghiệp bứt phá. Cởi trói cho doanh nghiệp tư nhân tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực, các ngành mà trước đây chỉ có Nhà nước đảm trách, ngoại trừ những lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến an ninh, quốc phòng.

Cùng với đó là tiếp tục thực hiện nhất quán và triệt để trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tập trung vào những khâu còn yếu và doanh nghiệp kêu ca. Trong đó có các vấn đề về xử lý mất khả năng năng thanh toán, thuận lợi trong nộp thuế; bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ, tính thực thi pháp luật, nhất là tiếp cận đất đai; phải tiếp tục giảm đáng kể danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đơn giản hóa các quy định về điều kiện kinh doanh...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: "Người ta kêu chi phí này không những mất thời gian, nhũng nhiễu mà tôi ngồi đây rất nhiều tin nhắn là Thủ tướng nên nói cấp chuyên viên còn nhũng nhiễu lắm, chậm trễ lắm, cứ đá qua đá lại. Các Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh phải kiểm soát cái này, đi liền với đó là chấm dứt ngay tình trạng các nhân viên công quyền sử dụng quyền lực mềm hù dọa doanh nghiệp mỗi khi doanh nghiệp có sai sót hay chỉ là bất đồng. Điều này không thể chấp nhận được, chúng ta phải đảm bảo rằng tất cả các ý kiến của doanh nghiệp đều phải được lắng nghe và tôn trọng.  Tôi muốn nói rằng các cơ quan nhà nước phải loại bỏ những cán bộ nhũng nhiễu, phiền hà, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh do tham nhũng tiêu cực, do trình độ yếu kém để kéo dài thời gian là mất thời gian, cơ hội đầu tư của doanh nghiệp".

Nhiều hình ảnh hỗ trợ nhau đẹp đẽ của doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp, Thủ tướng đề nghị, các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao tinh thần đoàn kết, tương tác. Khuyến khích sự chủ động hợp tác và tương trợ nhau trên thương trường, phát huy tinh thần yêu nước yêu dân tộc gắn bó với nhau khi khó khăn cùng nhau vươn ra biển lớn vừa rồi.

Thủ tướng cho rằng, có nhiều hình ảnh rất đẹp, đỡ đần cho nhau, giúp đỡ nhau hỗ trợ nhau cùng phát triển: “Thứ hai là cộng đồng doanh nghiệp cần phải chủ động đổi mới chính mình phải thực sự tái cấu trúc và cải tiến liên tục nâng cao sức cạnh tranh xây dựng uy tín thương hiệu sản phẩm. Chú trọng đầu tư áp dụng công nghệ luôn nghĩ đến chìa khóa công nghệ mỗi khi cần giải quyết một bài toán sản xuất tận dụng cơ hội cách mạng công nghiệp 4.0 vào các hiệp định đang mở ra. Thời đại này không thể không nghĩ đến công nghệ để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, ứng phó biến đổi khí hậu...”

Trong bối cảnh hội nhập sâu, rộng, Thủ tướng cũng đề nghị doanh nghiệp và các địa phương cần lưu ý để không vướng vào các vụ kiện, tranh chấp thương mại. 

Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp tuân thủ luật pháp, cần thực hành các chuẩn mực kinh doanh tiến bộ, nộp thuế hoặc các nghĩa vụ tài chính bắt buộc; thực hiện đầy đủ các quyền lợi cho lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ, giữ gìn thương hiệu uy tín quốc gia.

Cùng với đó, Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, không được đưa hối lộ và kịp thời phát hiện tình trạng tham nhũng.

Thủ tướng mong muốn với những thành quả quan trọng về kinh tế xã hội đạt được  năm 2019 và khí thế mới 2020, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần tự tin đặt mục tiêu lớn hơn, dám đặt tầm nhìn và nuôi dưỡng khát vọng lớn hơn trong giai đoạn tới. Phải góp phần vào sự phát triển thịnh vượng của đất nước, trước mắt là năm 2020. 

Tránh lạm dụng quyền lực đụng chạm lợi ích của doanh nghiệp

Về phía Chính phủ, Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ tiếp tục duy trì và củng cố vững chắc ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách hơn nữa để hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ cam kết sẽ thúc đẩy không ngừng và mạnh mẽ hơn nữa các cải cách tích cực rà soát rào cản pháp lý chính sách quy định để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh, xóa bỏ các rào cản, độc quyền nhà nước để trao cơ hội tham gia nhiều hơn cho khu vực tư nhân bao gồm các dịch vụ công cộng cũng như bảo hộ bảo vệ các hàng rào thương mại kỹ thuật thương mại mà các đồng chí đã biết Việt Nam đã làm hết sức mình.

Các đồng chí có đề nghị cái này nhưng nước ta hội nhập có lộ trình của nó nhưng mà bất cứ một hiệp định thương mại tự do nào khi chúng tôi thông qua đều tính toán doanh nghiệp Việt Nam có một thời gian cần thiết để có bước tiến, hóa nhập, bảo vệ trong nước, nhưng không được làm thay bao cấp, tạo sự ỉ lại của doanh nghiệp nhà nước là không được. mình là thành viên của hội nhập thì mình phải hội nhập thật sự có thời gian để chúng ta có bước tiến chuẩn bị.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, Chính phủ cam kết bảo vệ quyền tài sản chính đáng của người dân và doanh nghiệp; nghiên cứu và sớm ban hành thiết chế bảo vệ quyền tài sản của người dân và doanh nghiệp; kiểm soát quyền lực, tránh lạm dụng quyền lực để đụng chạm đến tài sản và lợi ích của doanh nghiệp và nhân dân.

Thể hiện sự quyết tâm đồng hành với doanh nghiệp, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta cần ý thức rằng, nếu một doanh nghiệp hay một thương hiệu chính đáng nào đó của Việt Nam biến mất không chỉ là thất bại của riêng doanh nghiệp mà là cả Chính phủ và chính quyền địa phương. Thủ tướng mong muốn doanh nhân Việt Nam có khát vọng, có lòng tự tôn dân tộc mãnh liệt, chính là những tiền đề quan trọng để Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập tự.

Nguồn VOV

Tin cùng chuyên mục