Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Thúc đẩy kinh tế số
Chủ nhật: 23:08 ngày 05/11/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Sở Thông tin và Truyền thông đề xuất giải pháp thúc đẩy kinh tế số trong 3 tháng cuối năm 2023 gắn với các kiến nghị, đề xuất đối với các sở, ngành liên quan

 

Nhân viên Điện lực thành phố Tây Ninh hướng dẫn người dân thanh toán hoá đơn tiền điện trực tuyến. Ảnh: Tâm Giang

Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông, 9 tháng đầu năm 2023, trong số 6 chỉ tiêu thuộc trụ cột kinh tế số của tỉnh mới chỉ có 1 chỉ tiêu hoàn thành- đó là tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa thường xuyên sử dụng các nền tảng chuyển đổi số.

3 chỉ tiêu có khả năng hoàn thành, gồm: tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận dùng thử các nền tảng chuyển đổi số; tỷ lệ trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán học phí và các giao dịch khác; tỷ lệ bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán viện phí và các giao dịch khác đạt 54%.

2 chỉ tiêu được xác định thách thức, gồm: tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GRDP và tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ.

Trên cơ sở xác định khả năng hoàn thành các chỉ tiêu năm 2023, Sở Thông tin và Truyền thông đề xuất giải pháp thúc đẩy kinh tế số trong 3 tháng cuối năm 2023 gắn với các kiến nghị, đề xuất đối với các sở, ngành liên quan.

Theo đó, đề nghị Cục Thống kê tỉnh chủ trì cùng Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện xác định chỉ số tỷ trọng kinh tế số trong GRDP trên địa bàn tỉnh. Sở Công Thương chủ trì cùng các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện xác định chỉ số tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ trên địa bàn tỉnh. Sở Kế hoạch và Đầu tư xác định tổng kinh phí đầu tư cho kinh tế số trong năm 2023. Sở Tài chính xác định tổng kinh phí chi thường xuyên cho kinh tế số trong năm 2023. Bưu điện tỉnh, chi nhánh bưu chính Viettel Tây Ninh có giải pháp thúc đẩy nhanh việc giao dịch trên sàn thương mại điện tử vỏ sò và Postmart, nhằm tăng tỷ lệ các giao dịch trên các sàn thương mại điện tử do mình quản lý.

Được biết, việc triển khai kế hoạch hành động chuyển đổi số nói chung và các chỉ tiêu về kinh tế số nói riêng đã được các sở, ngành, đơn vị quan tâm hơn trong thời gian qua và đạt được kết quả nhất định.

Nổi bật như Sở Công Thương đã chủ trì thành lập đoàn công tác học tập kinh nghiệm tại một số tỉnh thực hiện có hiệu quả sàn thương mại điện tử. Việc thu tiền điện, nước cơ bản được thực hiện bằng phương thức không dùng tiền mặt; có trên 55% cơ sở giáo dục thực hiện thu học phí, 54% cơ sở y tế thực hiện thu viện phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. 100% Trường cao đẳng nghề, các trường trung cấp nghề thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Sở Công Thương cũng đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch về phát triển hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại và chợ theo hướng văn minh, hiện đại trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023-2025 và có công văn về việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt cho tiểu thương tại các chợ.

Ngành Thuế chủ động rà soát chuẩn hoá dữ liệu mã số thuế cá nhân; duy trì khai thuế qua mạng đạt 98%, nộp thuế điện tử đạt trên 95%, hoàn thuế điện tử đạt 99%. Đồng thời, triển khai hoá đơn điện tử cho trên 5.600 doanh nghiệp và trên 750 hộ kinh doanh; cấp cho 116 doanh nghiệp, hộ kinh doanh về hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền với gần 3.500 tài khoản được cấp.

Tuệ Lâm

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục