Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Người bệnh ăn cân bằng lượng protein, nạp thực phẩm giàu chất xơ, ưu tiên ăn nhạt để cơ thể khỏe mạnh, thuận lợi cho quá trình điều trị.
Laura Gottschalk, tiến sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Mỹ cho rằng, nhiều bằng chứng cho thấy các loại thực phẩm chúng ta ăn có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư, trong đó có ung thư dạ dày. Căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi, đàn ông có nguy cơ mắc cao hơn phụ nữ.
Nếu người bệnh ung thư dạ dày có chế độ ăn dinh dưỡng với lượng vitamin, khoáng chất, protein, calo đúng thì quá trình điều trị thuận lợi hơn. Bệnh nhân nên xây dựng chế độ ăn ít carbohydrate, đồ ngọt, giàu protein. Dưới đây là một số thực phẩm đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng.
Thực phẩm giàu protein
Theo Livestrong (một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ, chuyên hỗ trợ người bệnh ung thư), người ung thư dạ dày cần thêm protein, calo. Việc uống thêm sữa, ăn nhiều trứng, phô mai là những cách để có protein. Bên cạnh đó, bạn thường xuyên khám bác sĩ để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Chất béo, vitamin và khoáng chất
Người bệnh bổ sung hàm lượng chất béo cho thực phẩm bằng cách thêm bơ, ăn bánh pudding (món phổ biến của người dân phương tây). Bệnh nhân ung thư dạ dày cần bổ sung sắt, canxi, vitamin D vào chế độ ăn uống. Cá mòi, bắp cải, bông cải xanh, sữa, trứng, phô mai, bánh mì cung cấp canxi. Vitamin D tìm thấy trong bơ thực vật, bơ, cá, trứng.
Người bệnh ưu tiên chế độ ăn lỏng, chia nhỏ từng bữa để dễ nuốt hơn.
Thực phẩm giàu chất xơ
Ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì, mì ống có hàm lượng chất xơ cao. Đậu lăng, rau xanh có công dụng tương tự. Người bệnh nên kết hợp ăn thực phẩm giàu chất xơ với các thực phẩm phẩm mềm, nhạt để cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn, tốt cho sức khỏe dạ dày.
Thực phẩm nhạt
Bệnh nhân ung thư dạ dày thường bị buồn nôn. Ăn thực phẩm nhạt như bánh quy giòn hoặc bánh mì nướng khô có thể giúp bạn tránh vấn đề này. Nếu bạn cảm thấy khó ăn, bạn hãy thử nhỏ một vài giọt bạc hà.
Chế độ ăn nhiều chất lỏng, mềm
Người bệnh dạ dày nên ăn thức ăn mềm, lỏng như cháo, cơm dẻo, thực phẩm như bánh mỳ, bánh quy..., các loại khoai tây, khoai sọ luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng súp. Thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om, sữa bò hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, pho mát, nước lọc, nước khoáng cũng là gợi ý.
Bên cạnh việc chú ý đến thực phẩm, để tránh sức khỏe bị sa sút, người bệnh nên chú ý chia nhỏ bữa ăn. Thông thường, bệnh nhân mất cả giác ngon miệng, khó chịu đường tiêu hóa, vì vậy, thay vì ăn 3 bữa, bạn có thể ăn 5, 6 bữa, đồng thời duy trì lượng calo đầy đủ bằng cách thêm các loại thực phẩm chứa nhiều calo. Ví dụ bạn có thể thử cho thêm dầu ô liu vào súp hoặc cho bơ vào sinh tố.
Người bệnh nên tránh đồ ngọt, trừ khi bạn thường xuyên gặp phải hội chứng dumping (một tình trạng thường gặp sau khi phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày để điều trị giảm cân). Trong trường hợp đó, bạn có thể uống một ít đường giữa các bữa ăn để tăng đường huyết.
Thực phẩm cần tránh trong chế độ ăn: rượu, thực phẩm chiên, nước giải khát có ga, thức ăn cay, thực phẩm gây dị ứng.
Nguồn VNE