Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thực trạng công nghệ sản xuất trong các doanh nghiệp ở Tây Ninh
Thứ ba: 03:06 ngày 30/06/2009

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Nếu so sánh với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thì sự phát triển DN ở Tây Ninh vẫn còn ở mức khá... “khiêm tốn”, trong đó có trình độ công nghệ.

Công nghệ Nhà máy đường SBT được đánh giá khá tiên tiến

Trong những năm qua, nền kinh tế Tây Ninh liên tục tăng trưởng ở tốc độ khá cao. Trong đó các doanh nghiệp (DN) sản xuất- kinh doanh có phần đóng góp rất đáng kể. Giá trị sản xuất của các DN- cả khu vực kinh tế trong nước lẫn khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bình quân hằng năm chiếm khoảng hơn 50%/tổng GDP của tỉnh, đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương, góp phần ổn định an sinh xã hội. Tuy nhiên, nếu so sánh với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thì sự phát triển DN ở Tây Ninh vẫn còn ở mức khá... “khiêm tốn”, trong đó có trình độ công nghệ.

Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 2.300 DN. Thế nhưng đây chỉ là số lượng DN đã đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh mà hiện tại trong đó có một số DN không còn hoạt động nữa. Còn theo số liệu của Cục Thống kê Tây Ninh thì năm 2008 toàn tỉnh có khoảng hơn 1.500 DN đang hoạt động, trong đó có 1.347 DN trong nước và 165 DN có vốn đầu tư nước ngoài. Các DN trên địa bàn tỉnh đóng góp vào nền kinh tế chung ngày càng nhiều hơn- đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu. Cụ thể tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 600 triệu USD, trong đó DN trong nước chiếm tỷ trọng hơn 30% và DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng gần 70%.

Tuy nhiên, theo ngành chức năng đánh giá thì các DN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh còn có những hạn chế không nhỏ. Đáng quan tâm nhất là trình độ công nghệ hầu hết vẫn còn lạc hậu, chậm đổi mới. Phân tích chi tiết ở một số DN cho thấy cụ thể hơn về thực trạng trình độ công nghệ ở một số ngành. Trong ngành chế biến thực phẩm ở Tây Ninh thì gần như chỉ có ngành chế biến mía đường, mà cụ thể là ở Nhà máy SBT và Nhà máy đường Biên Hoà là được xếp vào loại khá hiện đại (với chỉ tiêu kỹ thuật đạt T=0,8625) mà thôi, còn lại hầu hết chỉ ở trình độ công nghệ mức trung bình. Trong lĩnh vực chế

Ngành cơ khí chậm đổi mới công nghệ

biến cao su, phần lớn cơ sở chế biến ngoài quốc doanh ở Tây Ninh trang bị thiết bị do những đơn vị cơ khí trong nước chế tạo nên trình độ công nghệ được đánh giá ở mức trung bình. Chỉ có một số nhà máy chế biến cao su có công suất lớn như ở Công ty CP Cao su Tây Ninh, Công ty Cao su Tân Biên... là được đầu tư đổi mới thiết bị hiện đại mới đạt mức độ công nghệ khá tiên tiến. Lĩnh vực cơ khí chỉ có Công ty Cơ khí Tây Ninh có quy mô sản xuất lớn nhất với hơn 400 công nhân, nhưng hầu hết thiết bị cũng chậm được đổi mới do hạn chế về vốn đầu tư. Ngành gia công giày da thì hầu hết máy và thiết bị sản xuất được nhập từ Đài Loan, tính đồng bộ và mức tự động hoá kém với thời gian sử dụng lại không quá 10 năm. Còn ngành khai thác khoáng sản, hiện chủ yếu là khai thác đá, cát, sỏi theo công nghệ vừa thủ công kết hợp cơ giới nên trình độ công nghệ chỉ được đánh giá ở mức trung bình. Thời gian qua, có một vài DN khai thác khoáng sản vay vốn- trong đó có vốn khuyến công để đầu tư trang thiết bị. Thế nhưng chủ yếu vẫn là đầu tư mua sắm thêm thiết bị sản xuất chứ không phải là đổi mới công nghệ hiện có.

Nhìn chung, trong những năm qua các DN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã tỏ ra năng động, ứng phó có hiệu quả với những thử thách của thị trường thời hội nhập. Tuy nhiên, để có thể tồn tại và phát triển bền vững, việc nâng cao trình độ công nghệ, năng lực cạnh tranh của DN là điều hết sức cần thiết. Đây cũng là vấn đề đặt ra hết sức căn bản trong việc hoạch định chính sách phát triển và lập chiến lược sản xuất- kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN trong tỉnh.

Sơn Trần

Từ khóa:
data:
Liên kết hữu ích
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục