Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTNO) -
Nghệ có tên khoa học là Cureuma longa.L thuộc họ Gừng (Zingiferaceae). Y học cổ truyền dùng nghệ với tên khương hoàng (thân rễ) và uất kim (củ nghệ). Từ xa xưa nghệ đã được sử dụng để chữa bệnh.

![]() |
Hoa nghệ |
Nghệ là cây thảo, thân rễ to, có ngấn, phân nhánh thành nhiều củ, màu vàng sẫm đến vàng đỏ, rất thơm. Lá mọc thẳng từ thân rễ, gốc thuôn hẹp, đầu hơi nhọn, hai mặt nhẵn cùng màu lục nhạt, mép nguyên uốn lượn, bẹ lá rộng và dài.
Nghệ có hai loại "củ", củ chính là thân rễ của nó, "củ cái" là những thân rễ mà cây từ đó mọc lên đã ra hoa và tàn lụi, thường có độ tuổi 2 - 3 năm. "Củ con" là những nhánh mọc ra hằng năm rất dễ thối hỏng khi bị ẩm ướt.
Nghệ thu hoạch vào mùa đông khi lá bắt đầu tàn lụi, còn nếu trồng ở vườn nhà hay chậu cảnh, khi bạn cần cứ bới đất lấy một vài nhánh cũng không sao.
Nghệ có tên khoa học là Cureuma longa.L thuộc họ Gừng (Zingiferaceae). Y học cổ truyền dùng nghệ với tên khương hoàng (thân rễ) và uất kim (củ nghệ). Từ xa xưa nghệ đã được sử dụng để chữa bệnh.
Theo y học cổ truyền, khương hoàng (thân rễ nghệ) có vị cay đắng, mùi thơm, hắc, tính ấm có tác dụng thông kinh chi thống tiêu mũi, liền da...
Một số bài thuốc từ nghệ
Chữa trĩ ngoại: Nghệ tươi giã nhuyễn đắp vào trĩ ngoại, có thể chống viêm và chống chảy máu rất tốt.
Chữa đái ra máu, đái rắt: Nghệ 40g, hành hoa 1 nắm (lấy phần trắng) giã lấy nước uống, ngày 2 lần tới khi khỏi.
Phòng hậu sản: Nghệ bột 4-8g uống với nước hằng ngày. Nghệ tươi 1 củ nướng chín ăn hằng ngày.
Chữa ra mồ hôi nhiều: Nghệ, củ cây vú bò (cây gió), ngũ bội tử tán bột hòa với ít nước đắp vào rốn.
Chữa viêm loét dạ dày tá tràng, đau vùng dạ dày, ợ hơi, ợ chua: Nghệ 10g, trần bì 12g, khổ sâm 12g, hương phụ 10g, bồ công anh 10g, ngải cứu 8g. Dùng dạng thuốc bột. Ngày uống 10-20g, chia 2 lần.
Nghệ 12g, đỗ đen sao 20g, sâm bố chính 12g, hoài sơn 12g, thổ phục linh 10g, trần bì 10g, mật ong 10g. Dạng thuốc hoàn, ngày uống 10-20g.
Chữa viêm gan virus cấp tính: Nghệ 12g, nhân trần, bồ công anh, rễ cỏ tranh, mỗi vị 40g, chi tử 16g, đại hoàng sao 12g, hoàng liên 8g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm gan, suy gan, vàng da: Nghệ 5g, bồ bồ 10g, dành dành 5g, râu ngô 5g. Uống ngày một thang, bào chế thành dạng siro hoặc cốm.
Nghệ 2g, rau má 4g, núc nác 3g, nhân trần hoặc bồ bồ 3g, sài hồ nam (lức), dành dánh, nhọ nồi, hậu phác nam (vối rừng), mỗi vị 2g.
Nghệ, dành dành, hậu phác được tán bột mịn, các vị khác nấu cao nước đặc, làm hoàn. Ngày uống 10g.
Chữa thổ huyết, chảy máu cam: Nghệ tán nhỏ, ngày uống 4-6g, chiêu với nước.
Chữa sỏi mật, làm mòn sỏi: Kim tiền thảo 40g, nghệ, vân mộc hương, nhân trần, chỉ xác, đại hoàng, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa đau kinh, kinh nguyệt không đều: Nghệ 12g, ích mẫu 20g, sinh địa 16g, huyền sâm 16g, địa cốt bì 12g, đào nhân, hương phụ, thanh bì, mỗi vị 8g. Sắc uống trong ngày.
Nghệ 8g, ích mẫu 16g, đào nhân, xuyên khung, ngưu tất, hương phụ, mỗi vị 8g. Sắc uống trong ngày.
Cao dán nhọt: Nghệ 60g, củ ráy 80g, dầu vừng 80g, nhựa thông 40g, sáp ong 40g. Củ ráy gọt sạch vỏ, cùng giã với nghệ cho thật nhỏ, cho vào nấu nhừ với nhựa thông, dầu vừng và sáp ong. Lọc, để nguội, phết lên giấy bản, dán vào mụn nhọt.
Yên Khuê
(Theo SK&ĐS)