Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tiêm vaccine cúm và phế cầu để phòng các bệnh đường hô hấp
Thứ hai: 06:24 ngày 27/12/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Thời gian gần đây, tại các trung tâm tiêm chủng trên địa bàn thành phố Tây Ninh, nhiều người dân đến đăng ký tiêm vaccine cúm và phế cầu để phòng ngừa bệnh cúm mùa và viêm phổi do phế cầu.

Đưa trẻ đi tiêm vaccine phế cầu phòng bệnh 
Khi thời tiết giao mùa, số người mắc các bệnh đường hô hấp tăng cao, trong đó bệnh cúm và các bệnh do phế cầu chiếm tỷ lệ đáng kể. Tại Trung tâm tiêm chủng Tanimed, chị Hồng (50 tuổi, ngụ xã Thanh Điền, huyện Châu Thành) cho biết, gia đình chị “đặt hàng” 4 mũi tiêm vaccine phế cầu từ hơn 2 tuần trước. Trước đó, mọi người trong gia đình chị đều tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19. “Qua tìm hiểu trên các trang web, tiêm vaccine phế cầu có thể tránh được biến chứng nặng khi nhiễm Covid-19 nên tôi cùng chồng và hai con đăng ký tiêm”- chị Hồng nói.

Ông Lâm Hu Ái- Phó Giám đốc Tanimed cho biết, trung bình mỗi ngày, trung tâm tiếp nhận khoảng 200-300 lượt người đến tiêm chủng, phần lớn là các gia đình đăng ký trước. Riêng vaccine phế cầu, từ giữa tháng 10 đến nay, Tanimed cung ứng gần 3.000 mũi tiêm cho người lớn và trẻ em trong tỉnh.

Phế cầu là một loại vi khuẩn thường trú trong vùng hầu họng của con người. Trẻ nhỏ hoặc người lớn có bệnh nền sau khi bị cúm hay bệnh đường hô hấp khác rất có khả năng bị vi khuẩn phế cầu này tấn công. Trẻ em dưới 5 tuổi dễ bị phế cầu khuẩn tấn công gây viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết và có thể gây tử vong trong 24 giờ. Chính vì vậy, trẻ từ 5 tuần tuổi đến 5 tuổi được khuyến cáo nên tiêm vaccine phòng ngừa viêm phổi do phế cầu. Đây là biện pháp giảm thiểu các tai biến, giảm việc dùng kháng sinh khi chưa thực sự cần thiết.

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Trang- Trưởng Phòng khám Tanimed cho biết, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến khích đưa vaccine phế cầu vào chương trình tiêm chủng quốc gia. Phòng bệnh phế cầu khuẩn bằng việc tiêm vaccine sớm cho trẻ từ 6 tuần tuổi là cách giảm tỷ lệ tử vong, giảm chi phí và thời gian chữa bệnh.

Theo bác sĩ Trang, ai cũng có thể bị nhiễm bệnh cúm. Tuy nhiên, trường hợp nặng thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người già và người có bệnh mãn tính, vì cả hai đều có thể gây bệnh ở phổi. “Đã có nhiều người nhầm tưởng vaccine cúm và phế cầu có thể thay thế cho vaccine phòng Covid-19. Điu này không đúng, vì tiêm vaccine cúm và phế cu ch có th ngăn ngừa bội nhiễm khi đang mắc Covid-19. Vì vậy, khi tiêm các loại vaccine phòng bệnh cúm, viêm phổi do phế cầu hay các bệnh lý khác để hỗ trợ phòng bệnh, mọi người nên thực hiện các biện pháp 5K để phòng Covid-19”- bác sĩ Trang nhấn mạnh.

Bác sĩ Trang giải thích thêm: “Tiêm vaccine là để phòng bệnh và trị bệnh, nhất là đối với các bệnh không có thuốc điều trị”.

Việt Nam hiện có 2 loại vaccine phòng bệnh phế cầu là Synflorix (Bỉ) và Prevenar 13 (Anh). Vaccine phế cầu Synflorix được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi với nhiều phác đồ khác nhau tuỳ theo độ tuổi. Vaccine Prevenar 13 được chỉ định cho trẻ em từ 6 tuần tuổi, người trưởng thành, người cao tuổi, nhất là người mắc các bệnh mãn tính như phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD); lao phổi, tim mạch, tiểu đường...

Theo bác sĩ Trang, trẻ từ 2 tháng tuổi đã có thể tiêm vaccine cúm và phế cầu. Ví dụ, trẻ từ 2 đến dưới 7 tháng tuổi nên tiêm 4 mũi (gồm 3 mũi cơ bản, mỗi mũi cách nhau 1 tháng). Mũi thứ 4 cho trẻ trên 1 tuổi. Từ 12 đến dưới 24 tháng tuổi tiêm 2 mũi, từ 2 tuổi trở lên tiêm 1 mũi. Đối với các phản ứng sau tiêm, thông thường vaccine có tác dụng đối với người lớn nhiều hơn trẻ nhỏ. Sau khi tiêm vaccine phế cầu, người lớn có triệu chứng sưng tại vết tiêm, khi đó có thể chườm lạnh. Nếu đau và sốt thì có thể uống Panadol hoặc Efferalgan, sau 3-4 ngày sẽ khỏi.

Tâm Giang

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục