Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTNO) -
Thông tư 40/2012/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 1.5.2012, áp dụng tại các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Tây Ninh giai đoạn 2011 – 2015.

Tặng nhà ĐĐK cho nạn nhân chất độc da cam tại Tân Châu |
(BTNO) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 40/2012/TT-BTC quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Dự án “Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Tây Ninh giai đoạn 2011 đến 2015”.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1.5.2012, áp dụng tại các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Tây Ninh giai đoạn 2011 – 2015, quy định cụ thể các nội dung và mức chi của Dự án. Đối với chi hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ tại nhà cho nạn nhân chất độc da cam không có khả năng tự phục vụ gồm chi mua dụng cụ thiết yếu phục vụ cho việc tập luyện và chăm sóc nạn nhân tại gia đình. Căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng bệnh nhân, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ cấp tỉnh quyết định lựa chọn dụng cụ thiết yếu phục vụ cho việc tập luyện và chăm sóc nạn nhân tại gia đình với mức chi không quá 800.000 đồng/bệnh nhân.
Bên cạnh đó, chi hỗ trợ phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng gồm các hoạt động: khám, sàng lọc để phân loại; phẫu thuật - chỉnh hình và luyện tập để phục hồi chức năng vận động, hoạt động cho nạn nhân chất độc da cam. Đối với chi hỗ trợ dụng cụ chỉnh hình, tuỳ theo mức độ khuyết tật của nạn nhân để cấp dụng cụ chỉnh hình cho phù hợp, mức tối đa 500.000 đồng/bệnh nhân. Trường hợp nạn nhân phục hồi chức năng tại nhà được hỗ trợ mua dụng cụ tập phục hồi chức năng phù hợp với nhu cầu của từng bệnh nhân với mức chi không quá 800.000 đồng/bệnh nhân.
Thông tư cũng quy định rõ về hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam học nghề, phát triển chăn nuôi, sản xuất để cải thiện đời sống khi đáp ứng đủ điều kiện: Người thuộc hộ nạn nhân nhiễm chất độc da cam nghèo và cận nghèo có đủ khả năng và sức khoẻ học nghề; Chưa được hỗ trợ từ các chương trình, dự án, đề án khác của Nhà nước trong cùng một nội dung hỗ trợ...
Đối với hỗ trợ học nghề ngắn hạn, một hộ nạn nhân nhiễm chất độc da cam được hỗ trợ một lần chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) cho tối đa 2 người với mức hỗ trợ như sau: Hỗ trợ tiền học phí học nghề: Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ cấp tỉnh căn cứ dự toán được giao và mức chi phí đào tạo của từng nghề do cấp có thẩm quyền quy định và thời gian học thực tế để quy định cụ thể mức hỗ trợ nhưng tối đa không quá 3.000.000 đồng/người/khoá học đối với người thuộc hộ nghèo và không quá 2.500.000 đồng/người/khoá học đối với người thuộc hộ cận nghèo. Hỗ trợ tiền ăn với mức 30.000 đồng/ngày thực học/người là nạn nhân nhiễm chất độc da cam. Hỗ trợ tiền đi lại mức tối đa 200.000 đồng/người/khoá học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 (km) trở lên.
Về hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi, tuỳ theo nhu cầu và tình hình thực tế, gia đình nạn nhân chất độc da cam được Dự án hỗ trợ dưới hình thức cấp không thu hồi để phát triển chăn nuôi, tăng gia sản xuất nhằm góp phần cải thiện đời sống. Cụ thể, hỗ trợ cây, con giống, công cụ sản xuất, máy móc. Mức hỗ trợ tối đa 5.000.000 đồng/hộ nghèo; 4.000.000 đồng/hộ cận nghèo...
N.C
(tổng hợp)