Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Hồ Chí Minh
Tìm “giấy khai sinh” cho các xã, phường
Thứ tư: 04:10 ngày 16/03/2016

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - (BTNO) - Có đến 3 cuốn về các xã, phường có địa danh cụ thể nhích xa hơn về quá khứ- tới năm 1917. Tuy nhiên, cái mốc này lại không phải là năm khai sinh các xã, phường ấy. Ví dụ, sách về Tân Hưng có câu: “Năm 1917, xã Tân Hưng trước đây là làng Khe-dol…” (đã năm 1917, lại còn “trước đây nữa thì thật sự không hiểu ý tác giả là gì!). Cuốn về phường 2 cũng chỉ viết chung chung là: “Vào đầu thế kỷ 17, vùng đất phường ngày nay còn là nơi rừng rậm… Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, Tây Ninh có 2 quận là Trảng Bàng và Thái Bình (năm 1942 quận Thái Bình đổi tên là Châu Thành) với 10 tổng và 52 làng, trong đó có làng Thái Hiệp Thạnh…”.

Ảnh chụp các sách truyền thống.

Nhân ngày hội báo xuân, Thư viện tỉnh trưng bày thêm nhiều đầu sách. Nét mới của mảng sách trong tỉnh là loạt sách truyền thống cách mạng của các xã, phường. Nhiều cuốn mới được xuất bản gần đây, cụ thể là trong năm 2010 như Truyền thống các xã Thái Bình, Thanh Điền (Châu Thành), Thanh Phước, Hiệp Thạnh (Gò Dầu), Gia Lộc (Trảng Bàng), An Thạnh (Bến Cầu), Hoà Hiệp (Tân Biên), Tân Hưng (Tân Châu)… Phường thì có phường 2 (thành phố Tây Ninh). Tất cả đều có bố cục các chương và trang bìa giống nhau với màu xanh lá, bìa láng, giấy trắng đẹp mắt. Nhớ lại mà thương cho những cuốn sách đầu tiên thuộc thể loại này, in năm 1985 do Ban Tổng kết chiến tranh tỉnh Tây Ninh xuất bản. Như các cuốn viết về An Tịnh (Trảng Bàng), Lợi Thuận (Bến Cầu), Phước Thạnh (Gò Dầu), Phước Vinh (Châu Thành)… Sách in toàn giấy xám màu rơm đến nay đã ngả sang nâu, bìa cũng vậy, chỉ dày hơn giấy in bên trong chút ít. Ấy thế mà tìm đọc lại những cuốn sách truyền thống đầu tiên này lại có cảm giác rất thích. Là bởi các câu chuyện truyền thống xa xưa của thôn, làng, xã được mô tả khá kỹ càng. Cả về sự hình thành, phát triển lẫn địa giới, tài nguyên thiên nhiên và những chuyện truyền tụng do các bậc cao niên kể lại. Ví dụ như trong sách viết về Phước Vinh, do ông Trương Minh Hiếu biên tập có đoạn sau đây: “Người dân ở đây ngoài nghề ruộng rẫy, làm cây còn làm các nghề phụ khác trong lâm sản và nghề săn bắt thú rừng bằng chó săn đuổi nai, mển, đuổi chích, bắt nhím, heo rừng, rập bẫy bắt chim công, đánh cần cụp bắt kỳ đà, cheo, gà rừng, ngồi thum bắn cọp…”. Dù có một số từ đến nay đã trở nên khó hiểu như: đuổi chích, ngồi thum… thì qua đó, người ta vẫn có thể hình dung ra một thiên nhiên hào phóng các sản vật rừng, một không khí lao động hiểm nguy nhưng lãng tử, hào hùng thời mở đất. Nhưng sẽ còn thú vị hơn khi ta đọc những dòng khái quát về sự hình thành và phát triển của thôn, làng mà loạt sách truyền thống xuất bản năm 1985 rất chú trọng. Như cuốn về Phước Vinh có đoạn: “Qua nguồn gốc của địa phương chí và các gia phả lưu lại, truy nguồn xã Hảo Đước rất rộng, bao gồm cả phần đất xã Phước Vinh ngày nay… Do vậy có thể các Lãnh binh cũng đã trụ ở đây kết hợp với nhân dân địa phương xây dựng làng xóm vùng này vào khoảng giữa thế kỷ 19 (1850- 1858)…”. Con số dù chưa chính xác do lúc đó còn thiếu tư liệu để tìm kiếm nhưng cũng đã rất gần với sự thật. Theo “Từ điển hành chính Nam Bộ”, trang 419 thì làng Hảo Đước đã có từ năm Minh Mạng thứ 19 (1838).

Ở cuốn viết về xã Phước Thạnh có đoạn thế này: “Từ khi có người đặt chân đến khai cơ lập nghiệp cuối thế kỷ 17 cho đến năm 1850- xã Phước Thạnh mới được hình thành, nằm trong huyện Tân Ninh thuộc phủ Tây Ninh nhưng chưa thật rõ nét. Mãi đến năm 1858… ranh giới hành chính được phân chia, giữ nguyên vẹn đến ngày nay”. Sự thật là làng Phước Thạnh thuộc tổng Mỹ Ninh, hạt tham biện Tây Ninh từ 31.10.1877 do tách từ làng Thanh Phước (Sđd, trang 883). Nhưng dù sao thì sự chênh lệch này cũng không nhiều. Nói thêm, cuốn truyền thống xã Phước Thạnh do các ông Nguyễn Song Nam và Lương Hoài Vũ biên tập, Huyện uỷ Gò Dầu và Ban Tổng kết chiến tranh tỉnh Tây Ninh xuất bản năm 1985.

Ấy thế mà, các cuốn sách truyền thống xã, phường mới in năm 2010, đẹp đẽ và sáng sủa như đã kể lại thiếu quan tâm đến lịch sử hình thành thôn xã ở địa phương. Ở đây cũng vắng bóng luôn những câu chuyện truyền miệng ông cha để lại. Trong vài cuốn xem ở hội báo xuân, chỉ có cuốn viết về xã Gia Lộc là có lịch sử hình thành phát triển với các mốc năm tháng rõ ràng, cụ thể. Có lẽ đó là do nguồn tài liệu ở xã này còn được lưu giữ tốt, nhất là chuyện mở đất lập làng của đại hương cả Đặng Văn Trước. Các cuốn còn lại như xã Thanh Phước chỉ kể chung chung chuyện giữa thế kỷ XVII, lưu dân miền Trung tìm về phương Nam, rồi lên “định cư ở vùng đất xã Thanh Phước ngày nay”. Rồi đến tận: “12 tháng 8 năm 1945 chính quyền thực dân Pháp thành lập quận Gò Dầu Hạ, quận lỵ đóng trên địa bàn xã Thanh Phước…”. Kể từ đây, mới có các mốc tháng, năm về sự biến đổi địa danh. Cuốn sách về xã Hiệp Thạnh cũng được viết gần giống như cuốn về Thanh Phước, mốc thời gian cụ thể chỉ có từ năm 1948. Cuốn viết về An Thạnh cũng vậy, sách này còn “chung chung” hơn nữa khi chỉ viết: “Dưới thời Pháp thuộc, An Thạnh là một làng thuộc tổng Mỹ Ninh, quận Trảng Bàng”.

Có đến 3 cuốn về các xã, phường có địa danh cụ thể nhích xa hơn về quá khứ- tới năm 1917. Tuy nhiên, cái mốc này lại không phải là năm khai sinh các xã, phường ấy. Ví dụ, sách về Tân Hưng có câu: “Năm 1917, xã Tân Hưng trước đây là làng Khe-dol…” (đã năm 1917, lại còn “trước đây nữa thì thật sự không hiểu ý tác giả là gì!). Cuốn về phường 2 cũng chỉ viết chung chung là: “Vào đầu thế kỷ 17, vùng đất phường ngày nay còn là nơi rừng rậm… Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, Tây Ninh có 2 quận là Trảng Bàng và Thái Bình (năm 1942 quận Thái Bình đổi tên là Châu Thành) với 10 tổng và 52 làng, trong đó có làng Thái Hiệp Thạnh…”. Như vậy là phường 2 mà tiền thân từng có các xã Thái Bình, Ninh Thạnh, Vĩnh Xuân đã “đánh mất tuổi thơ” của mình hơn 100 năm (1836-1942).

Để cung cấp cho các nhà làm sách truyền thống về năm khai sinh các địa phương nói trên, xin chép ra đây vài tư liệu từ cuốn “Từ điển địa danh Nam Bộ” của tác giả Nguyễn Đình Tư, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia năm 2008:

- Thanh Phước: thôn thuộc tổng Mỹ Ninh, h.Quang Hoá, p. Tây Ninh, t. Gia Định từ năm Minh Mạng thứ 19 (1838)…

- Hiệp Thạnh: thôn thuộc tg Triêm Hoá, h. Quang Hoá, p. Tây Ninh, từ năm Minh Mạng thứ 19 (1838).

- An Thạnh: có từ năm Thiệu Trị thứ 5 (1845).

- Ninh Thạnh: thôn thuộc tổng Hoà Ninh, h. Tân Ninh, p. Tây Ninh, t.Gia Định từ năm Minh Mạng thứ 19 (1838).

 Phường 2, nếu tính từ khi lập xã Thái Hiệp Thạnh thì đó là năm 1956 (không phải 1942). Tuy nhiên, tìm về nguồn cội xa hơn thì cũng trùng với thời gian lập phủ Tây Ninh- năm 1836.

TRẦN VŨ

Từ khóa:
data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh