BAOTAYNINH.VN trên Google News

Tìm ra cách chụp ảnh xuyên tường nhờ Wi-Fi 

Cập nhật ngày: 28/05/2017 - 04:55

Các nhà khoa học Đức vừa tìm ra cách khai thác tính năng đặc biệt của sóng Wi-Fi để chụp ảnh ba chiều, hoặc hình 3D của đồ vật xuyên qua tường.

Sóng Wi-Fi có thể xuyên qua tường. Nhưng không phải tất cả bức xạ sóng đều đến được với thiết bị di động của chúng ta. Các bộ định tuyến phân tán và phủ tín hiệu lên các vật thể, chiếu sáng ngôi nhà như những bóng đèn vô hình.

tim ra cach chup anh xuyen tuong nho wi fi

Khả năng nhìn xuyên tường qua Wi-Fi đã được khai thác từ vài năm nay.

Philipp Holl, một sinh viên ngành vật lý tại Kỹ thuật Munich,cho biết: "Về cơ bản, có thể quét một căn phòng với một bộ truyền phát Wi-Fi của một người bất kỳ".

Holl đang phát triển một thiết bị như vậy cùng với người giúp đỡ luận văn tốt nghiệp Friedemann Reinhard. Hai người đã cho ra mặt nghiên cứu về công nghệ này trên tạp chí Physical Review Letters vào đầu tháng 5.

Philipp Holl nói rằng công nghệ này mới đang ở giai đoạn mẫu thử nghiệm đầu tiên và có độ phân giải hạn chế, nhưng anh rất hứng khởi về tiềm năng của nó.

Anh chia sẻ: "Nếu có một cốc cà phê trên bàn, bạn có thể thấy có thứ gì đó trong cốc, nhưng bạn không thể thấy hình dạng của nó. Tuy nhiên, bạn có thể tạo hình dạng của một người, một con chó hay một cái ghế. Bất kỳ thứ gì có kích thước lớn hơn 4cm".

Khả năng nhìn xuyên tường qua Wi-Fi đã được khai thác từ vài năm nay. Một số thiết bị có thể quan sát người xâm nhập hoặc theo dõi vật thể chuyển động với một hoặc hai ăng ten Wi-Fi.

Một số khác sử dụng một hàng ăng ten để tạo lập hình ảnh 3D. Nhưng, Holl cho biết chưa ai sử dụng Wi-Fi để tạo ra hình ảnh ba chiều của toàn bộ căn phòng với đồ vật trong đó.

tim ra cach chup anh xuyen tuong nho wi fi

Phương pháp của Holl khác biệt đáng kể với những phương pháp trước đây.

Thứ nhất, nó sử dụng hai ăng ten: một cố định và một chuyển động. Ăng ten cố định sẽ ghi lại trường Wi-Fi tại vị trí được lắp đặt, để tham khảo. Ăng ten còn lại được di chuyển để ghi lại phần trường Wi-Fi tại các điểm khác nhau.

Holl nói thêm: "Các ăng ten không cần quá lớn. Chúng có thể rất nhỏ, giống như ăng ten trên điện thoại thông minh".

Thứ hai, cả hai ăng ten không chỉ ghi lại cường độ (hay độ sáng) của tín hiệu sóng Wi-Fi, mà còn cả pha sóng. Bộ định tuyến Wi-Fi phát ra bức xạ sóng với tần số và pha rời rạc, giúp ăng ten dễ dàng ghi lại sự khác biệt

Cuối cùng, tín hiệu mà cả hai ăng ten ghi được sẽ đồng thời được đưa vào máy tính. Phần mềm chuyên dụng sẽ chỉ ra sự khác biệt ở cường độ và pha sóng tại các vị trí trong thực tế.

Cơ chế hoạt động như sau: Khi một ăng ten tiếp nhận sóng, phần mềm sẽ tạo ra nhiều hình ảnh 2D, rồi xếp chồng chúng lên nhau để tạo ra hình ảnh 3D. Vì Wi-Fi xuyên qua hầu như mọi bức tường, nên hình ảnh 3D là của đồ vật bên trong phòng.

Hình ảnh cuối cùng có thể không quá giống thực tế, nhưng nó chứng minh rằng: ăng ten chuyển động có thể xác định được các phần không có sóng Wi-Fi và tạo hình ảnh ba chiều của đối tượng xuyên qua một bức tường.

tim ra cach chup anh xuyen tuong nho wi fi

Ứng dụng của công nghệ chụp ảnh xuyên tường bằng Wi-Fi khá đa dạng.

Theo Philipp Holl, ứng dụng của công nghệ chụp ảnh xuyên tường bằng Wi-Fi khá đa dạng. Ví dụ, giúp các nhân viên cứu hộ xác định nạn nhân bên trong đống đổ nát của một trận động đất, hoặc giúp người điều tra theo dõi tội phạm.

Anh cho biết thêm: "Bạn có thể sử dụng một máy bay không người lái để tạo lập hình ảnh bên trong của cả một tòa nhà chỉ từ 20 đến 30 giây".

Nguồn Trí Thức trẻ