Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng 30-4
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng 30-4
Tin xấu về “Trái Đất thứ hai có sự sống”
Thứ bảy: 22:37 ngày 12/04/2025

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Cuộc săn tìm sự sống ngoài hành tinh ở nơi mà NASA mô tả như bản sao hoàn hảo nhất của Trái Đất có thể đối diện thử thách mới.

Một nhóm các nhà sinh vật học từ Mỹ, Canada, Anh và Pháp đã xây dựng một kịch bản về sự sống trên mặt trăng Titan của Sao Thổ, nhằm xác định nếu sự sống này tồn tại thì chúng sẽ hiện diện ở các khu vực nào và đông đúc đến mức nào.

Mặt Trăng Titan sở hữu cảnh quan bề mặt với hệ thống núi, sông, hồ, biển... y hệt Trái Đất và có thể chứa sự sống trong đại dương ngầm - Ảnh đồ họa: ESA

TS Antonin Affholder từ Đại học Arizona (Mỹ), đồng tác giả, cho biết họ đã tập trung vào điều khiến Titan trở nên độc đáo khi so sánh với các vệ tinh băng giá khác: Hàm lượng chất hữu cơ dồi dào.

Sử dụng mô hình năng lượng sinh học, TS Affholder và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng đại dương ngầm bên dưới bề mặt Titan, ước tính sâu khoảng 483 km, có thể hỗ trợ các dạng sống tiêu thụ vật liệu hữu cơ.

Tuy nhiên, sinh khối này có thể không lớn như chúng ta từng nghĩ.

Theo các tác giả, trước đây nhiều nhóm nghiên cứu đã kỳ vọng rằng với lượng vật liệu hữu cơ dồi dào, sinh vật Titan sẽ không thiếu nguồn thực phẩm nhằm duy trì sự sống.

Nhưng mô hình mới cho thấy không phải tất cả các phân tử hữu cơ này đều có thể tạo thành nguồn thức ăn.

“Sự sống trên Trái Đất có thể xuất hiện đầu tiên bằng cách ăn các phân tử hữu cơ còn sót lại từ quá trình hình thành Trái Đất. Chúng tôi đã hỏi, liệu các vi khuẩn tương tự có tồn tại trên Titan không" - các tác giả giải thích.

Họ đặc biệt tập trung vào một phân tử hữu cơ gọi là glycine, loại axit amin đơn giản nhất, là nguồn sống của các vi khuẩn tiêu thụ glycine đơn giản.

Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng khi các thiên thạch va chạm, các "hồ nước tan chảy" sẽ được tạo ra tạm thời, chuyển "thực phẩm" này xuống đại dương.

Mô phỏng mới xác nhận điều đó là khả thi, nhưng chỉ đủ duy trì một quần thể vi khuẩn rất nhỏ có tổng trọng lượng chỉ vài kg.

“Một quyển sinh quyển nhỏ như vậy trung bình sẽ có chưa đến một tế bào trên một lít nước trên toàn bộ đại dương rộng lớn của Titan” - TS Antonin Affholder nói.

Vì vậy, việc tìm kiếm chúng sẽ thêm phần nan giải.

Để đi đến câu trả lời cuối cùng, có thể chúng ta phải chờ đợi sứ mệnh tiếp theo từ NASA, cơ quan vũ trụ đã mô tả Titan như một "Trái Đất thứ hai" và đặt niềm tin lớn về sự sống ở đây.

Nguồn NLĐO

Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh