Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tôi bị chó nhà cắn
Thứ sáu: 14:34 ngày 24/02/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Hỏi: Tôi bị chó nhà cắn đã 5 ngày, vết cắn vào đầu ngón tay xước nhẹ đã rửa xà phòng rồi. Hiện nay, con chó này đi phân ướt hai chân sau run run. Trong vùng nhà tôi ở có nhiều chó nghi bị dại, vậy tôi cần tiêm phòng dại không và còn tiêm được không?

Huyền Tr. (Khu phố 2, phường 3, TP. Tây Ninh)

Đáp: Khi phát hiện có người bị chó cắn, cần nhanh chóng dùng các biện pháp để tách con chó ra khỏi nạn nhân, tránh gây thêm thương tích cho chó.

Vết thương cần được rửa dưới vòi nước chảy nhẹ, tránh để tổn thương nặng thêm. Sau đó, rửa lại vết thương bằng xà phòng sát khuẩn hoặc dung dịch sát trùng.

Nếu vết thương chảy máu trong vòng 10 -15 phút sau khi bị chó cắn, trong quá trình rửa vết thương bạn không nên cầm máu, chỉ cầm sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy.

Lúc này bạn nên đặt lên vết thương 3 miếng gạc y tế, chờ trong vòng 7 phút nếu máu vẫn tiếp tục ra nhiều đặt thêm vài miếng gạc lên nữa lên trên.

Chú ý không gỡ miếng gạc trước đó vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn. Và chờ cho đến khi máu ngừng chảy thì băng lại vết thương. Với các vết thương sâu, trúng phải mạch máu lớn, cần cầm máu bằng ga-rô rồi nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

Cần tiêm ngay vaccin phòng dại nếu gặp các trường hợp sau: Vết cắn sâu hoặc vết cắn nhẹ nhưng ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục... nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được cấp cứu, tiêm huyết thanh và vaccin phòng dại kịp thời.

Khi bị chó dại cắn hoặc chó có biểu hiện dại hay không thể theo dõi con vật sau khi cắn (chó chạy rong, chó bỏ nhà đi mất), địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh chó mèo... cũng cần nhanh chóng đi tiêm phòng dại ngay lập tức.

Không tiêm ngay mà cần theo dõi sau 15 ngày với các trường hợp sau: Vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương và chó không có dấu hiệu bị bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh chó mèo. Khi bị chó cắn tuyệt đối không vì tức giận quá mà đánh chết chó.

Tuy nhiên cần theo dõi chó: Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì nên nhanh chóng đi tiêm vaccin phòng dại. Còn sau 15 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường, không cần phải đi tiêm phòng dại nữa.

Cách phát hiện chó bị dại: Chó lên cơn dại dữ dội, mắt đỏ ngầu, cằm trễ, chảy dãi, sùi bọt mép trắng xoá như bọt xà phòng, có bộ mặt đặc trưng trông bất thường, lao như điên vào người để cắn xé thậm chí là chủ nhà. Hoặc chó nhìn buồn bã, ngơ ngác, bỏ ăn, bồn chồn. Chui vào xó tối nằm lì. Sau vài ngày sẽ bị liệt chân, liệt hàm (hàm trễ), lưỡi thè ra, nước dãi chảy tự do, không có khả năng cắn người, sụt cân nhanh, nằm lì một chỗ rồi chết.

Chó dại thường sợ gió, sợ nước, và bỏ nhà đi lung tung, bạ gì ăn đấy, phát điên nhiều lần trong ngày. Chó mắc bệnh dại sụt cân rất nhanh sau chuyển sang thể bại liệt rồi chết.

Nếu đi tiêm muộn sau khi bị chó dại cắn thì huyết thanh sẽ không còn có tác dụng chỉ có thể tiêm vaccin phòng bệnh dại. Vì thế các nạn nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình và liều lượng tiêm được bác sĩ chỉ định.

BS LÊ TRUNG NGÂN

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh