Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Lực sĩ thời thượng cổ trong kỳ Olympic đều ăn tỏi trước khi thi đấu, thợ xây kim tự tháp Ai Cập ăn tỏi hàng ngày để tăng sức khỏe.
Thầy thuốc nhân dân, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội, biên soạn cuốn Thảo mộc quanh nhà, thực dưỡng và làm thuốc, viết "tỏi là cây gia vị có giá trị sử dụng và giá trị sinh học cao".
Từ thời cổ xưa, người ta đã biết sử dụng tỏi để tăng sức dẻo dai và đề phòng bệnh tật. Galilen, thầy thuốc vĩ đại của thời ấy xem tỏi là thuốc bách bệnh của người nông thôn, thuốc bổ, giải độc, lợi tiểu, trị giun, chữa hen suyễn, vàng da và các bệnh ngoài da...
Ở Trung Quốc, người ta dùng tỏi chữa bệnh đau màng óc, ung thư, viêm ruột do nhiễm khuẩn, giun sán...
Trong 100 g tỏi chứa 67,7% nước, 6% đạm, 23,5% chất bột, 1,5% celulo, 181 mg phospho và các vitamin B1, B2, PP. Tỏi có vị cay, hôi, tính ôn, hơi có độc, công dung giải độc, sát trùng, tiêu nhọt, tiêu đờm, trừ giun, chủ trị đầy trướng, đại tiểu tiện khó khăn, tả lỵ.
Tỏi có nguồn gốc ở Trung châu Á, được trồng nhiều ở nước ôn đới. Ở nước ta có những vùng trồng tỏi có tiếng như Quảng Ngãi, Bắc Giang, Hải Hưng, hàng năm có hàng trăm tấn tỏi được xuất khẩu. Tỏi Bắc Giang vị thơm, củ to, nhiều bột rất được ưa chuộng. Cùng với thời gian, con người càng biết được nhiều công dụng kỳ diệu của tỏi.
Hơi tỏi tiêu diệt hiệu quả các vi trùng, ngăn cản sự phát triển của một số vi khuẩn trong đường tiêu hóa, điều hòa hệ vi sinh vật của ruột, trị giun. Trong những trường hợp cảm lạnh, hen phế quản và ho gà, người ta xoa ngực bằng tỏi giã nát...
Nên thường xuyên sử dụng tỏi trong bữa ăn. Ảnh: Time Sofindia
Ngày nay, Việt Nam có nhiều chế phẩm từ tỏi có công dụng đặc biệt. Tương tỏi được làm bằng cách rửa sạch cho vào nước, đun sôi, nghiền nát, dùng gạc lọc lấy nước, đóng chai, nút kín, bã để lại dùng làm rượu tỏi. Có nhiều cách làm rươu tỏi như lấy bã tỏi ngâm vào cồn 70 độ trong 8-10 ngày, lọc lấy nước cồn, dùng 25-30 giọt một lần, ngày 2-3 lần. Hoặc dùng 200 g tỏi đã bóc vỏ, nghiền nát, ngâm trong 1000 ml còn 60 độ trong 10 ngày, vắt lọc lấy nước cồn.
Tương tỏi hay rượu tỏi thường được dùng để nhỏ mũi và cho uống để trị viêm cấp tính đường hô hấp và cúm.
Cao tỏi gồm thành phần cao ete tỏi 0,1 g, cồn thuốc bạch đàn 10 giọt, bơ ca cao 2 g, trộn đều, dùng cho trẻ em dưới 10 tuổi, trị giun kim và sất khuẩn toàn bộ đường ruột.
Trong tỏi có một glucosid lưu huỳnh, một chất dầu bay hơi hồn hợp của sunlfua và oxyt allyl gần như nguyên chất, lưu huỳnh, hai hoạt chất kháng khuẩn là alixin và garlixin. Alixin có tác dụng ức chế các vi khuẩn gram (+) và gram (-) (các vi khuẩn đường ruột) và chống các nấm gây bệnh. Tỏi còn có tác dụng lợi tiểu vì chứa các fructosan và tinh dầu.
Một chế phẩm nữa là thuốc tỏi để xông. Thành phần gồm rượu tỏi 8,5 ml, tnh dầu tràm 5 ml, trộn đều hai thứ, để trong lọ kín. Khi dùng cho 5 ml thuốc tỏi vào bình nước hay nồi nước nóng để xông. Khi xông, trùm kín chăn, khuấy đều cho hơi bốc lên. Thuốc tỏi này để được lâu, có thể thay thế nhiều loại thuốc hạ nhiệt, giảm sốt khác như aspirin, APC... lại không gây độc hại.
Các nhà khoa học Mỹ tìm thấy chất prostaglandin trong nước tỏi có khả năng hạn chế nhồi máu cơ tim. Prostaglandin A1 có công dụng hạ huyết áp, điều trị các bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch. Ngoài ra, khả năng chống nhiễm khuẩn của tỏi có được là do trong nó chứa hàm lượng đáng kể kim loại hiếm như selen và hợp chất synfua.
Nên thường xuyên sử dụng tỏi trong bữa ăn.
Nguồn VNE