Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tổng cục trưởng Quản lý thị trường chia sẻ về việc 200 cán bộ bị kỷ luật
Chủ nhật: 12:04 ngày 03/07/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Mỗi cục chỉ có 50-70 người, chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội, bên cạnh đó còn có những “con sâu làm rầu nồi canh”.

Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT, đã cho biết như trên khi chia sẻ về thực trạng của ngành QLTT và những kỳ vọng của ngành trong thời gian tới nhân dịp 65 năm ngày truyền thống QLTT (3-7-1957).

Nhiều trăn trở về công tác cán bộ

. Phóng viên: Khi mới nhậm chức tổng cục trưởng, ông có áp lực và lo lắng không?

+ Ông Trần Hữu Linh: Thật ra tôi cũng nhận thức được công việc sẽ rất khó khăn, phức tạp. Nhưng với kinh nghiệm đã trải qua từ nhiều vị trí công việc khác nhau, tôi nghĩ rằng mình vẫn có khả năng để xử lý, vượt qua.

. Trong sắp xếp cơ cấu tổ chức của một đơn vị thì công tác cán bộ luôn được xem là khâu khó nhất, với ngành QLTT thì sao, thưa ông?

Lực lượng quản lý thị trường Hà Giang phát hiện lô hàng bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu OMO. Ảnh: DMS

+ Khi nhận nhiệm vụ, tôi luôn nghĩ rằng bộ máy càng lớn, con người càng quan trọng. Do vậy, việc đầu tiên tôi nghĩ đến là phải ổn định tổ chức.

Hồi đó, bộ máy QLTT các cấp có đến 600-700 đội trưởng, hơn 1.000 đội phó, 63 chi cục trưởng nên gần như cả năm 2019, tôi chỉ dành thời gian làm công tác ổn định tổ chức, công tác tư tưởng, công tác cán bộ... Bên cạnh đó, chúng tôi vẫn phải đảm bảo công tác chuyên môn kiểm tra, kiểm soát thị trường. Áp lực với lãnh đạo tổng cục rất khủng khiếp.

Nếu được làm lại, chúng tôi sẽ có cách làm hiệu quả hơn

. Những vấn đề còn tồn tại đó là gì vậy, thưa ông?

+ Như việc xử lý những cán bộ có tâm tư, nguyện vọng, những cán bộ bị thiệt thòi khi sắp xếp, tổ chức lại bộ máy. Có thể tôi hành động chưa cương quyết hoặc chưa đủ thời gian để gặp gỡ, trao đổi, trong khi tôi vẫn dựa và tin vào cấp quản lý ở giữa. Hồi đó tôi nghĩ rằng các cục trưởng, phó cục trưởng có thể dàn xếp, giải quyết được vướng mắc đó. Tuy nhiên, có nơi làm tốt, có nơi làm chưa tốt, dẫn đến sau đó anh em trong lực lượng còn phản ứng, điều tiếng.

Có trường hợp khi xử lý còn nể nang, dẫn đến có những sự việc đáng lẽ nếu can thiệp kịp thời sẽ không để lại hậu quả. Cũng vì vậy, nhiều vụ việc có đơn thư kéo dài, triền miên.

. Vậy lãnh đạo tổng cục đã đưa ra giải pháp gì?

+ Tôi đã đi trực tiếp tại nhiều địa phương, mỗi nơi có những đặc thù riêng. Có những địa bàn xa như An Giang, để giới thiệu một lãnh đạo phụ trách cục, tôi phải đi tới ba lần. Các cục khác cũng vậy, tôi phải bỏ thời gian, đi suốt ngày, làm quen, nắm tình hình địa bàn. Tôi nghĩ rằng chỉ còn cách đi trực tiếp tới địa bàn thì mình mới nắm được vấn đề một cách nhanh nhất.

Từ 63 đơn vị cấp tỉnh đã thành một khối

Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương). Ảnh: NGUYỄN HẠNH

Trong ba năm rưỡi, từ 63 đơn vị cấp tỉnh đã gom lại thành một khối. Đặc biệt, chúng tôi đã khẳng định được vị thế, hình ảnh của lực lượng QLTT trong bối cảnh chung các lực lượng trên mặt trận chống buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, QLTT cũng đã chủ trì, soạn thảo trình các cấp thẩm quyền ký ban hành năm nghị định, 10 thông tư. Hệ thống QLTT đã được áp dụng công nghệ thông tin triệt để. Hiện việc kiểm tra, xử phạt của lực lượng QLTT hoàn toàn đều được làm online, quản lý bằng công nghệ thông tin.

Điển hình, từ tháng 2-2022, hệ thống xử lý vi phạm hành chính (gọi tắt là INS) chính thức được áp dụng trong toàn lực lượng sau hai năm triển khai. Với hệ thống này, tổng cục trưởng sẽ là người nắm rõ tất cả vụ việc kiểm tra, các dấu hiệu, hành vi, các cá nhân, tổ chức vi phạm trong ngày diễn ra trên địa bàn cả nước.

Ông TRẦN HỮU LINH, Tổng cục trưởng Tổng cục
QLTT

Hầu hết mọi người chưa hiểu hết khó khăn của QLTT

. Nhiều ý kiến cho biết không ấn tượng, thậm chí có ấn tượng xấu với hình ảnh QLTT, cảm nhận của ông thế nào?

+ Điều này phản ánh thực tế vì ngành QLTT vẫn chưa thực sự để xã hội, người dân hài lòng. Thế nhưng thực ra có rất nhiều công việc QLTT làm tốt chứ không phải không. Nhưng hầu hết mọi người chưa hiểu hết được những khó khăn của QLTT. Lực lượng QLTT so với đòi hỏi, nhu cầu của xã hội còn rất mỏng. Mỗi cục chỉ có 50-70 người, chưa đáp ứng được, bên cạnh đó còn có những “con sâu làm rầu nồi canh”.

. Để xây dựng lực lượng QLTT chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại, văn minh thì cần phải làm gì để đem lại lòng tin cho người dân và doanh nghiệp?

+ Những việc tôi vừa nói như ổn định tổ chức, đề bạt, bổ nhiệm chỉ giải quyết được tức thời trong một, hai năm đó. Bên cạnh các giải pháp ngắn hạn, tôi vẫn phải nghĩ đến những chiến lược dài hạn cho lực lượng. Đó là xây dựng con người…

Tôi nghĩ rằng nếu lực lượng QLTT được đào tạo ở cấp đại học thì không chỉ kiến thức chuyên môn mà đạo đức, văn hóa nghề nghiệp chắc chắn sẽ tốt hơn. Do vậy về lâu về dài, chúng tôi sẽ lên kế hoạch liên kết với các trường mở ngành QLTT.

Ngoài ra, chúng tôi sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát, kỷ luật, khen thưởng công chức rõ ràng. Ba năm qua, tôi ký gần 200 quyết định kỷ luật cán bộ, công chức QLTT để răn đe, làm gương. Mục đích của chúng tôi là tạo ra thế hệ QLTT dám đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm… Chúng tôi cũng sẽ áp dụng công nghệ thông tin vào giám sát, quản lý hệ thống. Dự kiến cuối năm nay QLTT sẽ đưa vào ứng dụng chữ ký số. Việc ứng dụng IT sẽ giúp chúng tôi có công cụ để quản lý minh bạch.

. Xin cám ơn ông.

Nguồn PLO

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục