Văn hóa - Giải trí   Đất nước mến yêu

BAOTAYNINH.VN trên Google News

Trần Bình Trọng: Danh tướng khí tiết

Cập nhật ngày: 30/04/2012 - 10:57

Trần Bình Trọng (1259 - 1285) là danh tướng thời Trần, có công lớn hộ giá bảo vệ cho hai vua Trần (Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông) trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ hai. Ông hy sinh khi chặn giặc ở bãi Thiên Mạc (thuộc địa phận huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên ngày nay), được truy phong tước Bảo Nghĩa vương.
Có nguồn sử học viết rằng: Trần Bình Trọng là con của danh tướng Lê Tần (dòng dõi vua Lê Đại Hành). Ông sinh ra khi cuộc kháng chiến chống giặc Mông Cổ lần thứ nhất (1257-1258) vừa chấm dứt. Điều đó càng hun đúc, nuôi dưỡng chí khí của viên tướng trẻ.
Tháng 1 năm 1285, năm mươi vạn quân Nguyên - Mông do Trấn Nam vương Thoát Hoan, con trai của Hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt cầm đầu chia quân làm ba cánh tấn công xâm lược Đại Việt.
Trần Bình Trọng được Hưng Đạo Vương và hai vua Trần giao cho nhiệm vụ: giữ vùng Đà Mạc - Thiên Mạc, ngăn chặn và cầm chân quân Nguyên, đảm bảo cho bộ chỉ huy quân kháng chiến rút lui an toàn.
Đã có nhiều ghi chép về trận đánh không cân sức này nhưng đây lại là chiến thắng then chốt đảm bảo cho bộ chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến là các vua Trần và Hưng Đạo Vương rút lui an toàn, bí mật, không để lại dấu vết và là một chiến công rất lớn.
Với sự chênh lệch quá lớn về quân số (vài nghìn so với chục vạn quân địch), Trần Bình Trọng đã sử dụng lối đánh cảm tử, chấp nhận hy sinh đến người lính cuối cùng nhưng đồng thời phải kéo dài được về mặt thời gian, gây nên sự khiếp đảm cho đại quân Nguyên - Mông khi nghĩ tới các chiến binh Đại Việt. Trận huyết chiến không cân sức của Trần Bình Trọng giữa trùng vây địch đã tỏ rõ khí phách của quân và dân Đại Việt, báo hiệu ngày tàn tất yếu cho đội quân xâm lược Nguyên - Mông. Ông đã chiến đấu vô cùng dũng cảm, thương tích đầy mình và bị giặc bắt.

 


                                                                                                       H.T (st)