Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Trảng Bàng: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng từ nông nghiệp sang công nghiệp
Chủ nhật: 01:26 ngày 25/12/2011

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Huyện có 38.656 hộ nông thôn với 138.226 nhân khẩu, trong đó có 90.769 người trong độ tuổi lao động (chiếm tỷ lệ 65,6%).

(BTNO)- Vừa qua, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn nông nghiệp và thuỷ sản huyện Trảng Bàng (gọi tắt Ban Chỉ đạo) đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác điều tra trên địa bàn huyện trong năm 2011. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo, kết quả điều tra trong năm 2011, huyện có 38.656 hộ nông thôn với 138.226 nhân khẩu, trong đó có 90.769 người trong độ tuổi lao động (chiếm tỷ lệ 65,6%). Số nhân khẩu bình quân một hộ nông thôn là 3,58 người/hộ (năm 2006 là 4 người/hộ); Số lao động bình quân của một hộ là 2,35 người/hộ.

Hội nghị tổng kết công tác tổng điều tra NTNN&TS ở Trảng Bàng

Trong tổng số hộ nông thôn của huyện, hộ có nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp, thuỷ sản là 15.319 hộ (chiếm tỷ lệ 39,63%); Số hộ có thu nhập chính từ công nghiệp xây dựng là 13.126 hộ (chiếm tỷ lệ 33,93%); từ thương nghiệp, dịch vụ là 8.829 hộ (chiếm tỷ lệ 22,85%). Số hộ còn lại có từ nguồn thu khác.

So với kết quả tổng điều tra năm 2006, số hộ nông thôn năm 2011 trên địa bàn huyện tăng 7.249 hộ (tăng 23%) và số nhân khẩu tăng 12.453 hộ (tăng 9,9%); số người trong độ tuổi lao động tăng 11.344 người (tăng 14,2%). Cơ cấu hộ theo ngành sản xuất chính và nguồn thu nhập chính cũng có sự thay đổi lớn theo hướng chuyển dịch từ nông nghiệp, thuỷ sản sang công nghiệp. Năm 2006, toàn huyện có 62,2% hộ nông thôn sản xuất nông ngiệp và 62,15% hộ nông thôn có thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp. Năm 2011, tỷ lệ  hộ sản xuất nông nghiệp giảm xuống còn 39,15%, hộ nông thôn có thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp còn 39,63%. Ngược lại, năm 2006, huyện có 15,5% hộ nông thôn là hộ sản xuất công nghiệp và 18,49% hộ nông thôn có thu nhập chính từ công nghiệp; đến năm 2011, hộ nông thôn sản xuất công nghiệp tăng lên 30,9%, thu nhập chính từ sản xuất công nghiệp tăng lên 33,93%.

Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đầu tư của các cấp lãnh đạo, các ngành chức năng, nên về kết cấu hạ tầng ở 10 xã của huyện đạt kết quả khá. Đến nay, 100% ấp của huyện có điện lưới quốc gia; đường giao thông được nhựa hoá. Đến nay 100% xã đều có trường mẫu giáo, trung học cơ sở; đặc biệt có 2 xã có trường THPT là Bình Thạnh và Lộc Hưng; 100% xã có bưu điện văn hoá, nhà văn hoá xã, tủ sách pháp luật; 100% xã có trạm y tế và 60% xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chí mới; có 7/10 xã có chợ; 3 xã chưa có chợ (Gia Lộc, Phước Lưu, Phước Chỉ)…

D.H

 

 

Từ khóa:
Tin cùng chuyên mục