Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Trảng Bàng: Đào tạo nghề là cơ hội cho lao động nông thôn
Thứ tư: 05:16 ngày 18/04/2012

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Năm 2011, Trảng Bàng đào tạo được 35 lớp dạy nghề LĐNT cho 1.047 học viên, tổng kinh phí thực hiện trên 988 triệu đồng, trong đó kinh phí địa phương trên 420 triệu đồng.

(BTNO)- Từ đầu những năm 2003, khi hàng loạt dự án đầu tư triển khai tại khu công nghiệp (KCN) Trảng Bàng, nhu cầu tuyển dụng lúc cao điểm cần hàng ngàn lao động, nhưng hầu hết các công ty, xí nghiệp đều gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động có tay nghề; trong khi đó lao động không được đào tạo bài bản thì lại khá đông. Chính vì vậy, công tác đào tạo nghề cho lao động nghèo, lao động nông thôn (LĐNT) luôn được các cấp, các ngành huyện Trảng Bàng quan tâm. Đề án đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với nguồn kinh phí hàng tỷ đồng, quy mô đào tạo 11.000 lao động/năm thực sự là cơ hội cho người lao động.

 Những năm gần đây, nghề trồng lan cắt cành ở Trảng Bàng cho thu nhập cao

Bằng nhiều hình thức đào tạo nghề do Trường Trung cấp nghề khu vực Nam Tây Ninh phối hợp cùng Phòng Lao động thương binh và xã hội, Phòng Nông nghiệp – phát triển nông thôn, trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật huyện tổ chức đã giúp nhiều LĐNT có việc làm và thu nhập ổn định, từng bước nâng cao đời sống, mở ra hướng đi mới trong xoá đói giảm nghèo cho người dân địa phương.

Năm 2011, Trảng Bàng đào tạo được 35 lớp dạy nghề LĐNT cho 1.047 học viên, tổng kinh phí thực hiện trên 988 triệu đồng, trong đó kinh phí địa phương trên 420 triệu đồng. Đối với những nghề như trồng lan, kỹ thuật chăn nuôi bò, nuôi cá nước ngọt... sau khi học xong, người lao động áp dụng kiến thức đã học để sản xuất thì hiệu quả, chất lượng gia tăng rõ rệt, năng suất tăng từ 15 đến 20%, sản phẩm tốt có chất lượng nên tiêu thụ nhanh, giá cả có cao hơn.

Hiện tại, toàn huyện có khoảng trên 60% dân số trong độ tuổi lao động, trong đó lao động khu vực nông thôn chiếm 70%. Tuy nhiên, số lượng lao động đã qua đào tạo còn thấp, nhu cầu đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn cao. Đòi hỏi các cấp, các ngành huyện cần có định hướng cụ thể, có chính sách khuyến khích đào tạo nghề và học nghề. Đồng thời, tổ chức đào tạo nghề phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và nhu cầu xã hội, tránh học nghề tràn lan mà không có được việc làm, không tận dụng được nghề đã được đào tạo.

Hiểu Sinh

 

Từ khóa:
Tin cùng chuyên mục