Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Trăng tháng hai
Thứ năm: 06:47 ngày 21/04/2011

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Nhiều nhà thơ, nhà văn đã tìm cảm hứng từ mặt trăng để sáng tác những áng thơ văn phục vụ cho cuộc sống tinh thần.

Đối với khái niệm "mặt trăng" theo nghĩa chung chỉ các vật thể vệ tinh quay quanh một hành tinh hoặc tiểu hành tinh.

Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của trái đất và là vệ tinh lớn thứ năm trong hệ mặt trời. Khoảng cách trung bình tính từ tâm Trái Đất đến Mặt Trăng là 384.403 km, lớn khoảng 30 lần đường kính Trái Đất. Đường kính Mặt Trăng là 3.474 km, tức hơn một phần tư đường kính Trái Đất. Khối lượng Mặt Trăng khoảng bằng 2% khối lượng Trái Đất và lực hấp dẫn tại bề mặt Mặt Trăng bằng 17% lực hấp dẫn trên bề mặt Trái Đất. Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày, và các biến đổi định kỳ trong hình học của hệ Trái Đất - Mặt Trăng - Mặt Trời là nguyên nhân gây ra các pha Mặt Trăng, lặp lại sau mỗi chu kỳ giao hội 29,53 ngày.

Mặt Trăng là thiên thể duy nhất ngoài Trái Đất mà con người đã đặt chân tới. Năm 1959 là năm mang tính lịch sử đối với công cuộc khám phá Mặt Trăng, mở đầu bằng chuyến bay của vệ tinh nhân tạo Luna 1 của Liên bang Xô viết đến phạm vi của Mặt Trăng, tiếp đó Luna 2 rơi xuống bề mặt của Mặt Trăng và Luna 3 lần đầu tiên cung cấp ảnh mặt sau của Mặt Trăng. Năm 1966, Luna 9 trở thành tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh thành công và Luna 10 là tàu vũ trụ không người lái đầu tiên bay quanh Mặt Trăng. Hiện nay, các miệng hố đen ở vùng cực Nam của Mặt Trăng là nơi lạnh nhất trong Hệ mặt trời.

Cho đến nay, Chương trình Apollo của Hoa Kỳ đã thực hiện được những cuộc đổ bộ duy nhất của con người xuống Mặt Trăng, tổng cộng gồm sáu lần hạ cánh trong giai đoạn từ 1969 tới 1972. Năm 1969, Neil Amstrong Buzz Aldrin là những người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng trong chuyến bayApollo 11. Việc thám hiểm Mặt Trăng của loài người đã ngừng lại với sự chấm dứt của chương trình Apollo, dù nhiều quốc gia đã thông báo các kế hoạch đưa người hay tàu vũ trụ robot tới Mặt Trăng.

Ở Việt Nam ta, con người đã tìm hiểu và khám phá mặt trăng từ rất sớm. Ngày nay, trăng đã đi vào trong tâm linh, chiêm tinh học, văn học, khoa học vũ trụ, chính trị,… và gắn chặt với đời sống tinh thần của con người Việt Nam.

Người Việt Nam xưa đã mô tả trăng một cách giản dị và cụ thể:

…”Mồng một lá lúa, Mồng hai lưỡi liềm, Mồng ba câu liêm, Mồng bốn liềm giật, Mồng sáu thật trăng, Mười rằm trăng náu, Mười sáu trăng treo, Mười bảy sảy giường chiếu, Mười tám rám trấu, Mười chín đụn địn,Hai mươi giấc tốt, Hăm mốt nửa đêm…”.

Nhiều câu chuyện dân gian được truyền khẩu theo nguồn cảm hứng từ mặt trăng như “Chú Cuội”, “Nàng Hằng Nga”,…

Nhiều sáng tác văn học được lấy cảm hứng từ trăng. Đối với các nhà thơ, nhà văn Việt Nam trăng như là một người bạn tri kỷ, dịu hiền, chân thành và chung thủy nhất. Bác Hồ của chúng ta cũng nhắc đến trăng trong nhiều bài thơ, bài báo, bài viết nhất là vào dịp đáng nhớ như rằm tháng giêng, đêm trung thu. Trong bài “Đêm trăng xuân”, Bác viết:

…”Giữ dòng bàn bạc việc quân

Đêm về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”.

Có nhiều sáng tác văn học đi vào cuộc sống tinh thần chung của mọi người, như một sản phẩm trí tuệ chung của cả xã hội. Có một câu thơ về trăng mà mọi người vẫn cho rằng nó xuất phát từ ca dao Việt Nam:

…”Ơi cô tát nước bên đàng

Sao cô lại  múc trăng vàng đổ đi…”

Nhưng gần đây các nhà nghiên cứu mới phát hiện ra rằng, đó là một câu trong bài thơ “Trăng quê” của nhà thơ Bàng Bá Lân. Trăng thân quen, trăng gần gũi với con người quá nên có người muốn trăng như là vật sở hữu của riêng mình và đòi… đem trăng đi mua bán, như nhà thơ Hán Mặc Tử:

“Ai mua trăng, tôi bán trăng cho
Trăng nằm yên trên cành liễu đợi chờ
Ai mua trăng, tôi bán trăng cho
Chẳng bán tình duyên ước hẹn hò…”

Càng ngày người Việt Nam càng tiến xa trên con đường khoa học nghiên cứu về mặt trăng. Đó là vật thể tác động trực  tiếp đến sức khỏe con người, điều phối thủy triều, quy luật phát triển của mọi vật trên trái đất,…

Nhiều nhà thơ, nhà văn tiếp tục tìm cảm hứng từ mặt trăng để sáng tác những áng thơ văn phục vụ cho cuộc sống tinh thần của mọi người.

Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu một số hình ảnh về trăng Việt Nam do nhà báo Thạch Minh  chụp trong tháng 2 năm Tân Mão (2011). Khác miền Bắc, khi mùa khô đến ở miền Nam cũng là lúc trăng thường bị mây che khuất. Trăng sẽ hiện ra trên bầu trời cùng thiên hà sa số các vì sao bao quanh khi mùa mưa đến. Sau cơn mưa, trời miền Nam trong vắt, lúc đó người mê trăng sẽ có dịp ngắm trăng cùng với ngàn vạn ngôi sao lấp lánh. Dù trăng mùa khô khó chụp nhưng nhà báo Thạch Minh đã công phu chọn thời điểm để ghi lại một vài hình ảnh về trăng bằng ống kính tele của máy ảnh kỹ thuật số.

Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả một số hình ảnh về trăng Việt Nam:

 

Mồng ba câu liêm

 

Mồng sáu thật trăng

 

Mồng bảy

 

Mồng Tám

 

Mồng chín

 

Mồng mười

 

 Mười một

 

Trăng Mười hai

 

Trăng Mười ba

 

Trăng Mười bốn

 

Ngày rằm, trăng tròn ẩn hiện giữa các đám mây

 

Mười sáu trăng tròn nhưng bị mây bao phủ

 

Trăng mười bảy mưộn màng

Thạch Minh

 

Từ khóa:
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh