Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trung Quốc đang vung tiền vẽ 'đường lưỡi bò' khắp nơi
Thứ hai: 20:44 ngày 21/10/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Những chiến dịch quảng bá “đường lưỡi bò” không diễn ra riêng lẻ, và cũng chưa cho thấy có dấu hiệu nào Trung Quốc sẽ dừng lại.

Nicholas Chapman

Nhà nghiên cứu

Nicholas Chapman là nhà nghiên cứu người Anh hiện làm việc tại Nhật Bản. Ông nhận bằng Tiến sĩ Quan hệ quốc tế của Đại học quốc tế Nhật Bản. Nghiên cứu của ông liên quan tới các vấn đề an ninh quốc tế và nội chính của các nước châu Á - Thái Bình Dương, tập trung vào Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản.


Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất rút khỏi rạp bộ phim Everest – Người tuyết bé nhỏ (do hãng DreamWorks của Mỹ và công ty Pearl Studio từ Trung Quốc hợp tác sản xuất) sau khi phát hiện có hình ảnh “đường lưỡi bò” – tuyên bố chủ quyền phi lý và đã bị bác bỏ của Trung Quốc ở Biển Đông.

Giới chức Malaysia cũng yêu cầu bộ phim phải bị cắt bỏ cảnh có “đường lưỡi bò” mới được trình chiếu. Philippines đã rút bộ phim này ra khỏi rạp từ tuần rồi.

Câu hỏi đặt ra: Đây có phải trường hợp riêng lẻ và liệu Trung Quốc có đủ sức tác động lên Hollywood để nhào nặn những thông điệp chủ quyền theo ý mình? Và thực tế đã chứng minh: Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Hollywood có thể sẽ vượt xa hình dung của nhiều người.

Thực tế đã cho thấy: Quyền lực của Trung Quốc đối với Hollywood có thể sẽ vượt xa hình dung của nhiều người.

Ảnh hưởng của Bắc Kinh đi cùng với các khoản đầu tư ngày càng nhiều vào những bộ phim có sức nặng của Hollywood. Theo thống kê của New York Times, trong số 100 phim đạt doanh thu cao nhất thế giới từ năm 1997-2003, Trung Quốc đóng góp tài chính chỉ 12 bộ phim Hollywood. Thế nhưng trong 5 năm tiếp theo đó, Bắc Kinh đã đồng sản xuất 41 bộ phim nằm trong top doanh thu.

Các hãng phim Hollywood cũng hào hứng được chiếm một phần trong thị trường phim ảnh của Trung Quốc, vốn đã vượt qua Mỹ về doanh thu bán vé lần đầu tiên vào quý 1/2018.

Thành công tại thị trường Trung Quốc có thể giúp các bộ phim Hollywood bù đắp cho kết quả tệ hại ở Mỹ, thậm chí trở thành bom tấn toàn cầu. Đồng thời, bị cấm cửa khỏi thị trường Trung Quốc sẽ là thảm họa đối với một bộ phim.

Tại một hội thảo điện ảnh Mỹ - Trung tổ chức ở Los Angeles vào năm 2013, bà Zhang Xun, người khi đó là chủ tịch của Tập đoàn phim quốc doanh Trung Quốc, đã khẳng định trước các nhà sản xuất Hollywood: “Chúng tôi có một thị trường khổng lồ. Và chúng tôi muốn chia sẻ nói với các bạn”.

Thông điệp đã rõ: Đừng dại gì đánh mất thị trường béo bở này. Và cho dù không cần nói ra, các hãng phim cũng luôn có một động lực mạnh mẽ để tránh đụng chạm đến Trung Quốc.

Bằng sức mạnh kim tiền và kích cỡ của nền dân số, Trung Quốc ngày càng muốn tăng quyền lực được định đoạt hình ảnh của mình trong những bộ phim do người Mỹ sản xuất và chiếu cho cả thế giới xem.

Và điện ảnh chỉ là một phần trong chiến dịch tổng thể, rộng khắp của Bắc Kinh nhằm kiểm soát và phô diễn ra thế giới hình ảnh một đất nước Trung Quốc theo cách chính họ muốn kể.

Trung Quốc ngày càng muốn tăng quyền lực được định đoạt hình ảnh của mình trong những bộ phim do người Mỹ sản xuất và chiếu cho cả thế giới xem.

Trung Quốc đang kết hợp cả sức mạnh kinh tế lẫn văn hóa. Bắc Kinh cuối cùng đã hiểu rằng dù nhiều chính phủ có thể tỏ ra cứng rắn với tham vọng của mình, các doanh nghiệp thường chỉ muốn đứng ngoài chính trị.

Biết rõ không doanh nghiệp nào muốn làm phật lòng mình, Trung Quốc đã tận dụng tối đa sức mạnh kinh tế để cưỡng ép nhóm này chấp nhận các tuyên bố chủ quyền - dù là vô lý.

Một vài ví dụ: Giải đấu của Hiệp hội Bóng rổ Mỹ (NBA) bị tất cả đối tác Trung Quốc cắt đứt quan hệ làm ăn sau khi giám đốc điều hành một đội bóng lên tiếng về cuộc biểu tình ở Hong Kong. Apple rút một ứng dụng khỏi app store của iOS sau khi bị truyền thông Trung Quốc chỉ trích.

Từ hãng hàng không đến công ty công nghệ, từ chuỗi khách sạn đến hãng thời trang - lĩnh vực nào cũng có công ty đã phải đứng ra xin lỗi với lý do “làm tổn thương cảm xúc của người Trung Quốc” và mong chờ cơ hội được tiếp tục làm ăn tại thị trường này.

Tận dụng sức mạnh mềm cũng giúp Trung Quốc chối bỏ được sự liên can trong việc nhào nặn các quan điểm về chủ quyền. Ví dụ nếu ai đó phản đối về bộ phim của DreamWorks, Trung Quốc có thể đổ hết rằng đó là chuyện của các nhà làm phim. Thế nhưng, bằng chứng đã cho thấy đây không chỉ là lợi ích của các nhà làm phim.

CẢNH GIÁC TRUNG QUỐC KHÔNG BAO GIỜ LÀ THỪA

Chưa có dấu hiệu gì cho thấy chiến dịch quy mô này từ phía Bắc Kinh sẽ giảm cường độ trong thời gian tới.

"Đường lưỡi bò" là một hình ảnh sống động cho mối đe dọa từ Trung Quốc đối với chủ quyền trên Biển Đông của Việt Nam. Thế nhưng, bất chấp việc Tòa án Trọng tài thường trực bác bỏ tính pháp lý của mọi tuyên bố chủ quyền bên trong "đường lưỡi bò" vào năm 2016, Trung Quốc luôn tìm đủ mọi phương cách để quảng bá yêu sách này.

Không lâu sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết, những quyển hộ chiếu với bản đồ Trung Quốc bao gồm "đường lưỡi bò" đã thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế. Giới chức Việt Nam từ chối đóng dấu lên những hộ chiếu này. Các nhân viên xuất nhập cảnh phát hành một loại visa rời, từ đó bác bỏ giá trị pháp lý của "đường lưỡi bò".

Tháng 3/2018, ảnh chụp khách du lịch Trung Quốc mặc những chiếc áo thun có hình "đường lưỡi bò" lan truyền trên mạng và thổi bùng cơn giận của nhiều người Việt Nam.

Các quan chức xuất nhập cảnh đã yêu cầu khách du lịch cởi những chiếc áo này ra trước khi rời sân bay. Công ty du lịch bán tour về sau cũng đã bị phạt và đình chỉ hoạt động trong 9 tháng.

Gần đây nhất, hầu như cùng thời điểm với bộ phim Everest – Người tuyết bé nhỏ ra rạp, Saigontourist cũng bị phát hiện lưu hành ấn phẩm in hình "đường lưỡi bò" phát cho du khách. Các mẫu xe nhập khẩu từ Trung Quốc đang bán tại thị trường Việt Nam cũng có "đường lưỡi bò" trên bản đồ định vị.

Đó chắc chắn không phải là những động thái riêng lẻ, và cũng không phải cuối cùng.

Để đối phó với một chiến dịch mang tính nhất quán như vậy, Việt Nam cũng cần có những động thái mang tính hệ thống tương thích.

Trong lĩnh vực văn hoá, các bộ máy kiểm duyệt phải ý thức được rằng các động thái “gây hấn tinh vi” có thể xảy ra bất cứ lúc nào để phát hiện và loại bỏ kịp thời. Chỉ riêng việc bộ phim Everest - Người tuyết bé nhỏ lách qua được khe hẹp trên đã là một sự cố nghiêm trọng nói lên thiếu sót của các hệ thống kiểm duyệt.

Sự cảnh giác này không thể chỉ dừng ở lĩnh vực văn hoá, mà phải bao gồm các lĩnh vực khác.

Một đường dây nóng cho công dân phát hiện hoặc trình báo sẽ giúp chính quyền giảm thiểu tác động tuyên truyền tiêu cực từ các sự cố này. Khi một món đồ chơi, tấm bản đồ hay áo phông với hình ảnh “đường lưỡi bò” có thể vô ý bị lọt ra thị trường, rất cần có một kênh chính thống, trực tiếp để công dân có thể trình báo ngay.

Song song đó, Việt Nam cần tiếp tục không ngừng bác bỏ các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc, và cộng đồng quốc tế cũng cần làm điều tương tự. Không gì có thể phủ nhận sức mạnh đang lên về kinh tế và quân sự của Trung Quốc, nhưng sự phản đối từ các nước lớn hơn có thể khiến Bắc Kinh chùn bước.

Nguồn Zing

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục