Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Trung Quốc - thị trường tiềm năng của Toyota
Thứ tư: 08:56 ngày 04/09/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Hãng xe Nhật đã ký thỏa thuận với BYD để phát triển pin cho dòng xe điện và đầu tư 600 triệu USD vào tập đoàn cho thuê xe Didi.

Khi Akio Toyoda, người đứng đầu Toyota, có bài phát biểu bằng tiếng Anh tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ông khiến toàn thể sinh viên tập trung lắng nghe.

"Tôi cần những người như các bạn", Toyoda nói và tiết lộ các kế hoạch tạo dựng một viện nghiên cứu liên doanh cho công nghệ xanh. "Sự thật là, tôi tin Trung Quốc sẽ sớm dẫn đầu ngành công nghiệp ôtô về công nghệ và cải tiến".

Chủ tịch Toyota, Akio Toyoda, phát biểu trước các sinh viên Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, hồi tháng 4. Ảnh: Reuters

Từ sau bài diễn văn hồi tháng 4, Toyota đã ký các thỏa thuận với hãng ôtô BYD và Contemporary Amperex Technology (CATL - nhà sản xuất pin xe điện lớn nhất thế giới tại Trung Quốc) nhằm phát triển pin cho dòng ôtô điện. Ngay sau đó là khoản đầu tư 600 triệu USD vào công ty cho thuê xe Didi Chuxing Technology. 

Tháng 8, Toyota bắt tay với startup của Trung Quốc là Pony.ai phát triển chương trình điều khiển cho hệ thống tự lái. Trước đó, tháng 7, hãng Nhật cho biết đã tham gia vào chương trình xe tự lái Apollo của hãng Internet nổi tiếng Trung Quốc Baidu.

Toyota trở thành trung tâm khi các hãng xe ngoại khác, từ Ford, Peugeot, General Motors đang cố trụ vững giữa tình hình doanh số tụt dốc tại thị trường ôtô lớn nhất thế giới.

Hãng xe Nhật gấp rút bắt nhịp xu hướng khi doanh số tại Trung Quốc tăng 12%, đạt 902.000 xe từ tháng 2 đến tháng 7 năm nay so với cùng kỳ 2018. Vốn một thời gian dài tụt phía sau các đối thủ như Volkswagen và GM ở thị trường này, Toyota đang hưởng lợi nhờ mối quan hệ đã bớt lạnh nhạt giữa Nhật Bản và Trung Quốc do cuộc chiến thương mại đang leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.

Nhưng theo các nhà phân tích, chiến tranh thương mại giữa Bắc Kinh và Washington cũng gây rắc rối cho tập đoàn đến từ Nhật. Những người gần gũi với Toyota cho biết, các quan chức hãng này đã giảm bớt, ít nhất về mặt công khai, việc quảng bá nỗ lực lớn thâm nhập thị trường Trung Quốc do sợ cơn tức giận của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người vẫn kêu gọi tạo thêm việc làm tại Mỹ.

Một tháng trước bài phát biểu của Toyoda ở Bắc Kinh, ông chủ của Toyota chịu áp lực lớn ở Washington, rằng hãng phải tăng khoản cam kết đầu tư 5 năm ở Mỹ vào năm 2017 từ 10 tỷ USD lên 13 tỷ USD.

"Dù cho hướng đi thế nào, chúng tôi sẽ không bao giờ rời khỏi Mỹ. Tôi yêu nước Mỹ", ông Toyoda nói.

Washington và Bắc Kinh dường như không thống nhất các tiêu chuẩn về viễn thông, IT hay phần mềm, những yếu tố quan trọng để phát triển và thử nghiệm dòng xe điện tự lái, trong khi hai đối thủ tiếp tục cuộc chiến về công nghệ và thương mại.

Tang Jin, nhà nghiên cứu cấp cao ở Mizuho Bank và chuyên gia về ngành công nghiệp ôtô Trung Quốc, nhận xét: "Cứ cho rằng xung đột Mỹ-Trung Quốc sẽ kéo dài một thời gian, đó sẽ là một chiến lược tốn kém. Các công ty như Toyota cần chuẩn bị trước hai kiểu tiêu chuẩn tách biệt tại Mỹ và Trung Quốc".

Toyota trưng bày mẫu xe điện Izoa tại triển lãm ôtô Thượng Hải hồi tháng 4. Ảnh: Le Blog Auto

Toyota đang phát triển công nghệ tự lái riêng thông qua chi nhánh chuyên về trí tuệ nhân tạo, Toyota Research Insititute, và hãng đã đầu tư 500 triệu USD vào Uber của Mỹ nhằm hợp tác phát triển công nghệ này.

Nhưng trở ngại là Toyota không thể bán xe tự lái ở Trung Quốc trừ khi tìm được một đối tác nội địa, tương tự các tập đoàn ôtô quốc tế khác, bởi chính phủ nước này chỉ cấp giấy phép bản đồ kỹ thuật số cho các công ty Trung Quốc.

Theo công ty tư vấn McKinsey, Trung Quốc có tiềm năng trở thành thị trường lớn nhất thế giới về xe tự lái, dòng sản phẩm dự kiến chiếm hơn 40% doanh số xe mới tại đây vào 2040. Trong khi đó, phần tập trung của Toyota hiện này vào Trung Quốc, nơi hãng chỉ chiếm 5% thị phần, lại chỉ do nhu cầu.

Hãng xe Nhật cũng ở phía sau các đối thủ Đức, như BMW, Audi, và Mercedes, rất xa. Bộ ba Đức đã bắt đầu thử nghiệm xe tự lái trên đường phố Trung Quốc và đầu tư mạnh tay vào vận động hành lang trong nỗ lực làm dịu căng thẳng và nhạy cảm của Bắc Kinh về an ninh và truy cập dữ liệu.

Dù chậm chân, nhưng phần thưởng tiềm năng dành cho Toyota lại rất lớn. Các quan chức của hãng coi Trung Quốc là một trong số ít thị trường nơi họ có thể bán được công nghệ điện hóa sử dụng trên các dòng xe điện, xe hybrid và xe sử dụng pin nhiên liệu. Bắc Kinh cũng muốn trở thành nhà vô địch thế giới về xe chạy điện vào năm 2025.

"Đặc biệt tại thị trường này, Trung Quốc, tốc độ thay đổi rất, rất nhanh", ông Toyoda phát biểu hồi tháng 4. "Chúng tôi phải rất nỗ lực để theo kịp những thay đổi ở Trung Quốc. Đó là vấn đề lớn nhất của chúng tôi", người đứng đầu hãng xe lớn nhất Nhật Bản nêu rõ.

Nguồn VNE (theo Financial Times)

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục