Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Trung Quốc vỡ mộng xích gần châu Âu
Thứ ba: 09:14 ngày 19/07/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Trung Quốc từng mong muốn hợp tác với châu Âu để đối trọng với Mỹ, nhưng giờ đây, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và lục địa già đang chạm mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Khi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới châu Âu vào năm 2014, ông đã đặt mục tiêu khởi động một kỷ nguyên hợp tác mới.

Chủ tịch Nghị viện châu Âu khi đó cũng coi chuyến thăm này là "một tín hiệu cho thấy tầm quan trọng của quan hệ đối tác EU - Trung Quốc với nhà lãnh đạo Bắc Kinh".

Tám năm sau, sự lạc quan này đã tiêu tan. Theo các nhà phân tích, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đã chạm mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Mối lo ngại của châu Âu về tham vọng toàn cầu của Trung Quốc, căng thẳng Mỹ - Trung với các lệnh trừng phạt ăn miếng trả miếng và giờ đây là xung đột Nga - Ukraine, đã đẩy mối quan hệ giữa EU và Bắc Kinh đến bờ vực.

Điều đó được nhấn mạnh trong 2 hội nghị thượng đỉnh có sự góp mặt của các nhà lãnh đạo châu Âu vào tháng trước. Cả nhóm 7 cường quốc kinh tế (G7) và NATO đều tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc.

"Tâm lý đối địch"
Sự thay đổi này là hậu quả của một loạt hành động, trong đó đôi khi Bắc Kinh đã đánh giá thấp phản ứng từ châu Âu và vô tình đẩy EU ra xa, dù có lẽ họ cũng sẵn sàng đánh đổi điều đó.

Song đó vẫn là một đòn giáng mạnh với lý tưởng của Bắc Kinh về việc duy trì mối quan hệ chặt chẽ với châu Âu để đối trọng với sức mạnh và vị thế của Mỹ.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình chào các nhà lãnh đạo châu Âu trước cuộc gặp tại Điện Elysee, ở Paris, vào năm 2019. Ảnh: AFP.

"Trung Quốc và EU nên đóng vai trò là hai lực lượng lớn duy trì hòa bình thế giới và giải quyết bất ổn trong phạm vi quốc tế", ông Tập nói với các nhà lãnh đạo EU tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 4, thúc giục họ gạt bỏ "tâm lý đối địch".

Tuy nhiên, những lời nói đó dường như không mang lại hiệu quả, thay vào đó, châu Âu tăng cường gây sức ép để Trung Quốc thúc đẩy đàm phán hòa bình ở Ukraine.

Trong những thập kỷ gần đây, Bắc Kinh đã cẩn thận xây dựng mối quan hệ với châu Âu, tổ chức hội nghị thượng đỉnh hàng năm dành riêng cho các nước Trung và Đông Âu, đồng thời tìm kiếm lối đi cho Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).

Tuy nhiên, mối lo ngại của Mỹ về rủi ro khi hợp tác với Trung Quốc đã lan rộng trên lục địa già. Và các quốc gia châu Âu cũng đang chứng kiến Bắc Kinh ngày càng căng thẳng hơn trong chính sách đối ngoại, từ giọng điệu của các nhà ngoại giao "chiến lang" đến việc thiết lập căn cứ hải quân ở châu Phi và gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.

Vào năm 2019, EU tuyên bố Trung Quốc là "đối thủ hệ thống" (systemic rival), và mối quan hệ giữa hai bên tiếp tục căng thẳng kể từ đó.

“Trung Quốc đang yêu cầu phần còn lại của thế giới phải tôn trọng và công nhận các vị trí họ đảm nhận, mà không quan tâm nhiều đến những gì người khác nghĩ”, Steve Tsang, Giám đốc Viện SOAS Trung Quốc tại Đại học London, cho biết.

Cách tiếp cận này khiến các nền dân chủ phương Tây "từ bỏ chính sách kéo dài nhiều thập kỷ, nhằm hiện đại hóa và giúp Trung Quốc trỗi dậy với hy vọng hội nhập kinh tế sẽ khuyến khích Bắc Kinh trở thành một bên có trách nhiệm trong các vấn đề quốc tế", ông Tsang nói.

"Điểm mù" của Bắc Kinh

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của châu Âu và là nguồn cung sản phẩm lớn nhất vào năm 2021, nhưng nhiều xích mích đã ảnh hưởng đến mối quan hệ kinh tế giữa EU và Bắc Kinh.

Đầu năm nay, Trung Quốc có tranh chấp với Lithuania. Họ cáo buộc Bắc Kinh có "hành vi phân biệt đối xử trong thương mại với Lithuania", để trả đũa những gì nước này coi là vi phạm nguyên tắc "một Trung Quốc" với Đài Loan, gây ra thiệt hại lớn.

Ông Tập Cận Bình dự khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân năm 2014 tại Hà Lan, trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới châu Âu. Ảnh: AFP.

“Phản ứng thái quá này (từ Bắc Kinh) không phải một bước đi khôn ngoan. Chiến lược của Trung Quốc đối với châu Âu đã sụp đổ, và dường như họ không hiểu rằng tất cả biện pháp trừng phạt mạnh tay cuối cùng sẽ đi ngược mục tiêu ngoại giao của Trung Quốc, thậm chí đẩy châu Âu đến gần Mỹ hơn", bà Ingrid d'Hooghe, nhà nghiên cứu cấp cao tại tổ chức tư vấn Clingendael có trụ sở tại Hà Lan, nói.

Gần đây, xung đột Nga - Ukraine càng khiến mối quan hệ chuyển biến xấu hơn. Trong khi châu Âu và Mỹ đồng lòng ủng hộ Ukraine, Trung Quốc từ chối lên án xung đột, thay vào đó, củng cố mối quan hệ với Nga.

Theo ông Li Mingjiang, phó giáo sư về quan hệ quốc tế tại trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam, thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, Trung Quốc đã đánh giá thấp tác động của xung đột Ukraine tới mối quan hệ với EU. Và họ cũng phải đối mặt với những lựa chọ khó khăn.

"Đó thực sự là một tình thế tiến thoái lưỡng nan với Trung Quốc. Họ không thể gánh chịu bất kỳ hậu quả tiêu cực nếu (làm tổn hại) quan hệ đối tác chiến lược Nga - Trung", ông Li nói.

Các học giả đại lục cũng thừa nhận “điểm mù” của Bắc Kinh. Theo bài báo của Giám đốc sáng lập Viện nghiên cứu Intellisia Chen Dingding trên Diplomat, Trung Quốc đã “không nhận thức đầy đủ” những rủi ro từ chiến sự ở Ukraine.

“Sự gần gũi về địa lý cũng như tình cảm (đối với Ukraine) sẽ thay đổi nhận định của châu Âu về tình hình an ninh chung, sự phụ thuộc kinh tế và chủ quyền quốc gia trong nhiều năm tới”, bài báo viết.

Tuy nhiên, theo bà d'Hooghe, ở nhiều quốc gia châu Âu vẫn có những tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ cách tiếp cận tính cực hơn với Trung Quốc. Bà cho rằng trong tương lai châu Âu sẽ điều chỉnh lại cách thức hợp tác với Bắc Kinh, trong khi vẫn chú ý đến an ninh và sự cân bằng.

“Nhưng hiện tại, những cân nhắc mang tính chuẩn mực dường như quan trọng hơn lợi ích kinh tế”, bà nói.

Nguồn Zing

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục