HTML clipboardTheo chủ
trương của UBND tỉnh Tây Ninh về xây dựng trường chuẩn quốc gia thuộc xã điểm
nông thôn mới, sẽ có 145 trường chuẩn quốc gia được xây dựng trong giai đoạn
2011 - 2015.
|
Ông Đổng Ngọc Lập- Giám đốc Sở GD-ĐT trao bằng công nhận đạt chuẩn
quốc gia cho Trường THCS Nguyễn Viết Xuân (Thị xã) |
(BTN) - Việc phân
luồng học sinh sau THCS vào trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề đang gặp
nhiều khó khăn. Năm 2012 - 2013, số học sinh tốt nghiệp THCS vào các cơ sở dạy
nghề mới đạt 6,1%, vào trung cấp chuyên nghiệp chỉ 0,7%.
Thực hiện đề
án kiên cố hoá trường lớp và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012
theo Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 1.2.2008 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay
Tây Ninh đã xây xong 2.332 phòng học mới (trên tổng số 2.662 phòng theo kế
hoạch). Số phòng học còn lại đang được tiếp tục xây dựng. Có 64/64 nhà (phòng)
công vụ đã được xây dựng hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi về chỗ ở và tiết
kiệm chi phí đi lại cho những giáo viên đi dạy xa nhà, giúp họ yên tâm công tác.
Theo chủ
trương của UBND tỉnh Tây Ninh về xây dựng trường chuẩn quốc gia thuộc xã điểm
nông thôn mới, sẽ có 145 trường chuẩn quốc gia được xây dựng trong giai đoạn
2011 - 2015. Đến tháng 7.2013 đã có 5 trường trong số đó được công nhận. Hiện
nay, ngành giáo dục đang tập trung mọi nguồn lực để xây dựng 36 trường thuộc 9
xã điểm nông thôn mới, đồng thời xây dựng Trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha- một
công trình trọng điểm của tỉnh.
Tiếp tục triển
khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục, năm học
2012 - 2013, Sở Giáo dục - Đào tạo đã trang bị thêm 13 phòng tin học cho các
trường THPT, nâng số phòng vi tính hiện có là 120 phòng, bảo đảm việc dạy đủ số
tiết môn Tin học cho mỗi lớp ở các trường trung học phổ thông theo chương trình
chính thức.
Các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên, Trường Dân tộc
nội trú cũng được lắp đặt các thiết bị dạy học và phục vụ sinh hoạt của học
sinh.
Cơ sở vật chất
trường lớp là điều kiện hàng đầu trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia. Hiện
nay, toàn tỉnh có 95/531 trường đạt chuẩn quốc gia. Do được đầu tư cơ sở vật
chất, số trường học hai buổi một ngày, trường bán trú đang tăng. Năm học qua,
bậc học mầm non có thêm 6 trường tổ chức loại hình lớp bán trú, gồm có: mẫu giáo
Hảo Đước, Ninh Điền (Châu Thành); mẫu giáo Long Thuận, Long Giang (Bến Cầu); mẫu
giáo Hoa Lan, Hoàng Yến (Thị xã).
Tính chung, hiện bậc học này có 74/123 trường
tổ chức bán trú. Toàn tỉnh có 43/95 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo
dục mầm non trẻ 5 tuổi.
Ở bậc tiểu
học, toàn ngành giáo dục hiện có 257 trường thực hiện dạy hai buổi/ngày, trong
đó có 144 trường đã tổ chức được 100% lớp học theo mô hình này (tăng 20 trường
so với năm học 2011 - 2012). Nhờ được đầu tư cơ sở vật chất nên nhiều trường đã
tổ chức dạy học tiếng Anh như một môn học chính khoá cho học sinh lớp 3 và lớp
4.
Cấp trung học
cơ sở hiện có 87/107 trường tổ chức dạy môn Tin học. Số trường chưa thực hiện
được chủ yếu là do chưa được trang bị phòng máy. Ở bậc THPT, Tin học là môn học
chính khoá, các trường được trang bị đầy đủ về máy móc, phòng ốc để dạy và học
môn này.
Riêng với hệ
giáo dục thường xuyên, Sở Giáo dục - Đào tạo đã đầu tư xây mới 5 trung tâm giáo
dục thường xuyên ở 5 huyện: Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Trảng Bàng và Bến
Cầu theo mô hình một trung tâm thực hiện 3 chức năng: giáo dục thường xuyên,
hướng nghiệp và dạy nghề. Đến nay, toàn tỉnh có 6/10 trung tâm giáo dục thường
xuyên được xây dựng kiên cố. Ngoài các thiết bị, đồ dùng dạy học các môn văn
hoá, các trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, thị còn được cấp trang thiết bị
dạy nghề ngắn hạn, phục vụ cho Chương trình đào tạo nghề lao động nông thôn.
Trong thời
gian tới, ngành giáo dục Tây Ninh vẫn còn phải tập trung giải quyết nhiều vấn đề
quan trọng. Hiện toàn tỉnh mới có 95/531 trường đạt chuẩn quốc gia, tương đương
khoảng hơn 17%. Chỉ tiêu xây dựng 145 trường đạt chuẩn quốc gia trong vòng
khoảng 4 năm (2011 - 2015) đang gây băn khoăn cho nhiều người.
Thực tế, như trên
đã nói, từ khi thực hiện đến nay mới chỉ có 5 trường được công nhận. Trong một
số đợt giám sát trước đây, nhiều vị đại biểu HĐND từng bày tỏ mối lo âu xung
quanh việc xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Để được công
nhận trường đạt chuẩn quốc gia không chỉ căn cứ vào phòng ốc, trường lớp mà còn
có nhiều tiêu chí, điều kiện khác- cả “phần cứng” lẫn “phần mềm” phải quan tâm,
trong đó có liên quan đến chuyên môn, xếp loại học lực của học sinh. Có những
trường mặc dù về cơ sở vật chất đã đáp ứng được tiêu chí của trường chuẩn nhưng
lại vướng các tiêu chí khác, đặc biệt là tiêu chí xếp loại học lực của học sinh.
Mặt khác, cho
đến nay, đã sang nửa cuối của năm 2013 nhưng đề án kiên cố hoá trường, lớp và
nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012 vẫn chưa thực hiện xong. Việc
thực hiện chủ trương xây mới hoàn toàn Trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha đang diễn
ra với tốc độ chậm.
Cơ sở vật chất, phòng ốc, trường lớp của trường chuyên hiện
tại không đáp ứng được nhu cầu về chuyên môn và cũng chưa xứng tầm của một
trường chuyên đích thực.
VIỆT
ĐÔNG