Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Truyền hình thực tế lạm dụng yếu tố trẻ em: Cần có tiếng nói nghiêm khắc
Thứ tư: 12:00 ngày 17/12/2014

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Có một “mỏ vàng” là các tài năng ca, hát, múa nhí thì sao không tận dụng? Một khi công thức “vàng”- Người nổi tiếng + tai tiếng áp dụng với người lớn đã làm khán giả quá ngán ngẩm, thì không gì hơn là khai thác cái tự nhiên như nhiên - sự hồn nhiên của trẻ thơ và thế giới ngộ nghĩnh của các em. Dĩ nhiên, khi đã được tính toán đậm chất quảng cáo, thì thế giới ấy không còn trong sáng nữa.

Thử làm một phép so sánh doanh thu quảng cáo của nhà đài là có thể hình dung vì sao các chương trình truyền hình thực tế thiếu nhi lại nhanh chóng soán ngôi chương trình người lớn. Biểu phí quảng cáo của Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình của VTV từng liên tiếp điều chỉnh, nâng mức quảng cáo lên 3 lần trong mùa "Cặp đôi hoàn hảo" đầu tiên.

Để có một đoạn phim quảng cáo thời lượng 30 giây trên sóng "Cặp đôi hoàn hảo", các nhãn hàng phải bỏ số tiền 100 triệu đồng, nhưng với "Giọng hát Việt nhí", mức chi phí cao hơn - trên 150 triệu đồng vào năm 2012. Thậm chí, ở "Giọng hát Việt nhí" mùa đầu tiên, một spot quảng cáo 30 giây giữa chương trình đêm cuối cùng lên đến 280 triệu đồng!

Phương Mỹ Chi- hiện tượng gây sốt ở phòng vé các chương trình, cũng sao nhãng việc học vì chạy show .
Phương Mỹ Chi- hiện tượng gây sốt ở phòng vé các chương trình, cũng sao nhãng việc học vì chạy show .

Dưới góc độ làm chương trình truyền hình thực tế (THTT), MC Quỳnh Hương và tác giả Văn Minh Hương đã có nhận xét cũng như phân tích khá sâu trong một bản tham luận tại hội thảo “Vấn đề đạo đức xã hội trong văn học nghệ thuật hiện nay”.

Theo đó, tác giả nhấn mạnh về đạo đức của người sản xuất chương trình THTT: “Cũng do đặt yếu tố giải trí và thu hút khán giả lên hàng đầu, các nhà sản xuất không ngại đưa yếu tố trẻ em vào các chương trình thực tế âm nhạc phiên bản người lớn.

Đó là "Gương mặt thân quen nhí", "Bước nhảy hoàn vũ nhí", "Giai điệu tuổi xanh"... Sự xuất hiện của các trò chơi truyền hình có nhân vật chính là trẻ em đã thổi luồng gió mới vào các chương trình THTT vốn đang đứng trước nguy cơ bão hòa về độ hút khán giả.

Song mục đích vui chơi giải trí lành mạnh cho trẻ em cũng bị biến thành thứ yếu, khi hàng loạt gương mặt trẻ thơ, giọng hát non nớt lại cất lên những bản tình ca của người lớn. Những ai có chút tấm lòng với trẻ thơ hay có chút tâm huyết với âm nhạc trên truyền hình đều thực sự cảm thấy lo ngại”.

Ngoài ra, chưa ai thống kê liệu các em tham gia chương trình THTT sẽ phải sắp xếp lịch học ở trường ra sao trong khi lịch diễn, tập, quay phim... dày kín. Các phụ huynh cũng thấy bất ổn khi con mình phải hoán đổi giới tính trong chương trình "Gương mặt thân quen" (gái giả trai). Đặc biệt, lạm dụng yếu tố trẻ em để câu khách thì không ngại gì mà lôi các em vào các vụ việc ồn ào tranh cãi, tạo nên chủ đề ăn khách cho giới truyền thông.

Khi trẻ em bị đặt vào guồng quay thương mại của người lớn, bị sử dụng như công cụ kiếm tiền của người lớn, thì tuổi thơ của trẻ em đã bị đánh cắp.

Điều mà các nhà tâm lý, nhà nghiên cứu cảnh báo chính là hàng triệu khán giả trẻ em sẽ bị ảnh hưởng thế nào khi thích hát những bản não tình, cũng ganh đua, cũng lao mình vào vòng xoay nổi tiếng và kiếm tiền nhanh nhất có thể? Vì vậy, có nhiều đề xuất khẩn thiết, là “những chương trình dành cho trẻ em không nên có scandal, dễ ảnh hưởng tâm lý các em sau này”.

Để chấn chỉnh tình trạng trên, các nhà quản lý, cơ quan có trách nhiệm cần có biện pháp điều tiết, kiểm soát các kênh truyền hình có các chương trình THTT, nhất là chương trình dành cho trẻ em. Cũng nên có tiếng nói nghiêm khắc, hay thậm chí xử phạt, nếu chương trình nào quá đậm tính chất chiêu trò của người lớn, hay có những sự cố trên sàn diễn.

Nguồn Lao động

Từ khóa:
data:
Liên kết hữu ích
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục