Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Từ 1-7, mức đóng và hưởng bảo hiểm thất nghiệp cao nhất ra sao?
Thứ sáu: 17:48 ngày 05/07/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Từ ngày 1-7, mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng kéo theo mức đóng, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp cao nhất cũng tăng.

Từ ngày 1-7, Nghị định 73/2024 quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định 74/2024 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, sẽ bắt đầu có hiệu lực.

Theo đó, lương cơ sở tăng từ sẽ tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng và mức lương tối thiểu vùng cũng sẽ tăng 6% so với trước ngày 1-7.

Việc tăng hai mức lương trên sẽ kéo theo mức đóng và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp sẽ thay đổi.

Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp cao nhất
Tại khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Tuy nhiên, đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng. Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức hưởng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở.

Như vậy, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động tại vùng I là 4.960.000 đồng x 5 = 24.800.000 đồng /tháng; vùng II là 4.410.000 đồng x 5 = 22.050.000 đồng/tháng; vùng III là 3.860.000 đồng x 5= 19.300.000 đồng/tháng; vùng IV là 3.450.000 x 5 = 17.250.000 đồng/tháng.

Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 2,34 triệu đồng x 5= 11,7 triệu đồng/ tháng.

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cao nhất
Tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp theo Luật Việc Làm 2013 được chia thành hai loại với điểm chung đều là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật BHXH 2014. Tuy nhiên có sự khác nhau về mức đóng tối đa, cụ thể như sau:

- Đối với nhóm người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định: mức đóng tối đa cho trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương cơ sở là bằng 20 tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

- Đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: mức đóng tối đa mức cho trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng là bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước mức đóng tối đa đối tại vùng I là 4.960.000 đồng x 20= 99.200.000 đồng; Vùng II là 4.410.000 đồng x 20= 88.200.000 đồng/tháng; Vùng III là 3.860.000 đồng x 20 = 77.200.000 đồng/tháng; vùng IV là 3.450.000 x 20 = 69.000.000 đồng/tháng.

Tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước mức đóng tối đa là 2,34 triệu đồng x 20= 46,8 triệu đồng.

Nguồn PLO

data:
ngày tốt Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh